Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • 4 bộ phận chứa chất độc của cá, dù thích mấy bạn cũng không nên ăn

4 bộ phận chứa chất độc của cá, dù thích mấy bạn cũng không nên ăn

12:00 AM | 07/12/2020

Cá được xem là một loại thực phẩm tuyệt vời bậc nhất. Bởi, nó cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: protein, vitamin D, omega-3 – chất béo, giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh. Tuy nhiên, việc ăn cá sẽ không hề tốt chút nào nếu bạn ăn phải các bộ phận chứa chất độc của cá dưới đây.

1. Não cá

Não cá từ lâu đã trở thành món yêu thích của nhiều người vì có hương vị béo ngậy, thơm ngon. Thêm vào đó, một số quan niệm rằng: Ăn gì bổ đó, và ăn não cá sẽ bổ não. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: Não cá là bộ phận tích tụ nhiều kim loại nặng, và có hàm lượng thuỷ ngân khá cao.

Chứng minh cho điều này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu trên 200g cá chép bao gồm: thịt cá, trứng cá, da cá, não cá… thì thấy có hàm lượng thủy ngân ít trong 200g. Tuy nhiên, khi tăng lượng cá lên 400g, thì hàm lượng thủy ngân trong não cá đã tăng hơn 20 lần.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo: Không được ăn não cá bởi. thuỷ ngân trong não có thể gây ngộ độc, tổn thương não và gây tử vong. Đặc biệt, nếu phụ nữ có thai ăn phải não cá nhiễm thuỷ ngân, có thể bị sảy thai, thai nhi khuyết tật bẩm sinh, mắc bệnh tim, nguy cơ bệnh suy gan và thận...

2. Mật cá

Mật cá là bộ phận chứa nhiều độc tố, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, rối loạn hành vi...

Một số người thường lấy lấy mật cá trắm để ngâm rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Bởi, theo các chuyên gia trong mật cá, đặc biệt là mật cá trắm có chứa bilirubin, muối mật, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroid... Khi một người ăn hoặc uống mật cá trắm, cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng lớn steroid có thể gây rối loạn chuyển hoá các bộ phận và gây độc, đặc biệt là với thận và gan.

4 bo phan chua chat doc cua ca, du thich may ban cung khong nen an

Mật các là bộ phận chứa nhiều chất độc hại hơn cả thạch tín (asen) như: axit mật và axit hydrocyanic sẽ gây hại đến gan cho dù bạn ăn hay nuốt.

Đã có những trường hợp bị nhiễm độc mật cá trắm chết do suy thận cấp. Cụ thể, tại Việt Nam, Viện Y học biển cũng từng cấp cứu cho trường hợp nhập viện trong tình trạng ngộ độc, nôn ra dịch nâu, vàng, bụng chướng, đau hạ sườn phải do nuốt mật cá trắm sống. Thực tế, những tai nạn như vậy không hề hiếm.

3. Ruột cá

Các chuyên gia cảnh báo, ruột chính là bộ phận bẩn nhất của cá. Bởi, cá là loài ăn tạp chất, lại sống dưới nước, nên chúng có thể ăn các độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như: trứng sán, trứng giun và giun xoắn... Những thức ăn loại vi sinh vật này sẽ đi qua miệng rồi nằm lại trong ruột cá. Vì vậy, nếu chúng ta ăn phải ruột nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, liệt các chi, thậm chí tắc ruột, nôn ói ra nhiều thước sán dẫn đến nghẹt thở, đôi khi gây trụy tim mạch.

4 bo phan chua chat doc cua ca, du thich may ban cung khong nen an

Những tạp chất, vi sinh vật được cá ăn vào sẽ đi qua đường miệng và nằm lại tại ruột. Vì lý do này, có thể nói ruột cá là bộ phận bẩn nhất của cá.

4. Da cá

Da cá cũng là bộ phận dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng dài thì sự tích lũy thủy ngân càng cao.

Những lưu ý khi ăn cá để tốt cho sức khỏe

Về cơ bản, nếu bỏ qua 4 bộ phận độc hại trên, bạn hoàn toàn có thể ăn cá mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần với 140g mỗi bữa là đã đủ để cung cấp các chất cần thiết từ cá cho cơ thể rồi. Bởi, cơ thể chúng ta cũng chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong cá ở một lượng nhất định, dù có ăn nhiều hơn thì lượng chất này cũng không thể hấp thu tiếp nữa.

4 bo phan chua chat doc cua ca, du thich may ban cung khong nen an

Cá rất giàu vitamin, khoáng chất, kẽm... rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải bộ phận nào của cá cũng tốt, và ăn cá bất cứ khi nào cũng được.

Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại cá bơn, cá bơn lưỡi ngựa, cá tráp biển, cá hồi đá, hay cá vược… Vì thịt của chúng có chứa một số kim loại nặng, ăn thường xuyên có thể gây tích tụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Song song đó, khi ăn cá, bạn nên lưu ý nguyên tắc 3 không sau đây:

Không ăn cá khi đói: Các chuyên gia cho biết ăn cá khi đói sẽ tăng nguy có mắc bệnh gút. Bởi, khi bụng rỗng chất purin trong cá sẽ chuyển hóa thành dạng axit uric - một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.Không ăn cá sống: Ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là các loại cá nước ngọt vì chúng thường bị nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.Không ăn cá khi dùng thuốc ho: Theo các bác sĩ, người ho lâu ngày và đang dùng thuốc ho không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển vì có thể bị dị ứng. Khi dùng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá, vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn thận trọng hơn trong việc ăn cá và luôn loại bỏ các bộ phận chứa chất độc của cá, từ đó có thể chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình. Hãy ăn cá đúng cách để luôn nhận được lợi ích từ loại thực phẩm này mang lại nhé

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan gia re