Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Trời lạnh ăn cay vừa ngon vừa ấm người, nhưng ăn làm sao để không rước bệnh vào thân, lời khuyên của chuyên gia là gì?

Trời lạnh ăn cay vừa ngon vừa ấm người, nhưng ăn làm sao để không rước bệnh vào thân, lời khuyên của chuyên gia là gì?

8:00 AM | 04/12/2020

Những ngày trời lành lạnh thì đồ cay chắc hẳn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, việc ăn cay liên tục hay sai cách lại không hề có lợi cho sức khoẻ.

Miền Bắc chính thức đón đợt rét đậm rét hại đầu tiên trong năm 2020. Kéo theo cái lạnh ấy, nhiều người cũng bắt đầu rậm rịch tìm đến những món đồ cay nóng để sưởi ấm cơ thể từ trong ra ngoài, sẵn sàng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

Troi lanh an cay vua ngon vua am nguoi, nhung an lam sao de khong ruoc benh vao than, loi khuyen cua chuyen gia la gi?

Đồ cay nóng ngon nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khoẻ

Theo giải thích từ khoa học, vị cay gây kích thích vị giác rất tốt, giúp bữa ăn trở nên ngon hơn. Bên cạnh đó, ăn đồ cay còn giúp cơ thể tăng cường sự trao đổi chất, giúp điều hòa, cân bằng và làm ấm cơ thể.

Tuy nhiên, ăn đồ cay ngon thì ngon thật, khoái khẩu thì khoái khẩu thật nhưng ăn quá thường xuyên thì thật sự không tốt chút nào cho sức khỏe. Nhận định của giới chuyên gia dưới đây là điều bạn nên tham khảo:

Những tác hại đáng gờm do lạm dụng ăn đồ cay:

Kích ứng niêm mạc dạ dày

Troi lanh an cay vua ngon vua am nguoi, nhung an lam sao de khong ruoc benh vao than, loi khuyen cua chuyen gia la gi?

Ăn cay thường xuyên khiến dạ dày tăng tiết dịch vị và có thể gây ra chứng trào ngược axit.

Ăn quá nhiều đồ cay hay ăn khi đang đói đều là thói quen gây hại cơ thể. Ăn cay thường xuyên khiến dạ dày tăng tiết dịch vị và có thể gây ra chứng trào ngược axit. Thói quen này cũng là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm xuất hiện các cơn đau. Lâu dài, việc hay ăn đồ cay quá nhiều cũng có thể gây ra tình trạng viêm loét và khiến bạn gặp phải những biến chứng nguy hiểm ở dạ dày.

Do đó, nhóm đối tượng mắc bệnh liên quan đến bệnh dạ dày nên tránh xa những món đồ cay. Ngay cả với người khỏe mạnh bình thường cũng cần chú ý hạn chế ăn đồ cay để bảo vệ sức khỏe.

Ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết

Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến cho mọi người có xu hướng ăn nhiều đồ ăn cay nóng. Tuy nhiên, trời mùa đông rất khô, nếu ăn thêm thực phẩm cay nóng sẽ ảnh hưởng tới khí huyết cơ thể. Nếu cứ ăn thường xuyên, liên tục món đồ cay nóng như lẩu cay, mì cay... thì nhiệt độ trong cơ thể bạn sẽ tăng lên. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến hàng loạt các chứng bệnh không mong muốn do cơ thể không đảm bảo hoạt động bình thường.

Nhiệt miệng

Troi lanh an cay vua ngon vua am nguoi, nhung an lam sao de khong ruoc benh vao than, loi khuyen cua chuyen gia la gi?

Ăn đồ cay "vô tội vạ" đồ cay lại có thể gây ra chứng nhiệt miệng khó chịu

Đồ ăn cay nóng thực sự là món ăn hấp dẫn trong những ngày đông lạnh. Tuy nhiên, việc ăn "vô tội vạ" đồ cay lại có thể gây ra chứng nhiệt miệng khó chịu. Khi mắc phải vấn đề này, việc ăn uống và nói chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn. Để không phải đối mặt với những cơn đau rát và khó chịu do nhiệt miệng gây ra, bạn hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn cay hợp lý.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện dày đặc là vấn đề dễ gặp phải khi thường xuyên ăn đồ cay nóng. Tiêu thụ nhiều các món ăn cay khiến cơ thể bị nóng trong và mụn dễ xuất hiện. Loại đồ ăn này cũng tác động xấu khiến da bị mất nước, khô ráp và nổi mụn nhiều hơn. Do vậy, việc ăn uống lành mạnh và hạn chế đồ cay nóng sẽ giúp bạn loại bỏ những vấn đề trên hiệu quả.

Làm mất vị giác

Nhiều người có thói quen nạp lượng lớn các món ăn cay vào cơ thể. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác. Do khi ăn nhiều đồ cay, vị giác có thể bị kích thích và làm giảm khả năng phân biệt mùi vị. Bởi vậy, bạn nên ăn cay với liều lượng vừa phải. Những thói quen như thi hay thách thức ăn đồ cay cũng nên được loại bỏ để không gây hại sức khoẻ.

Nên ăn đồ cay như thế nào để khỏe mạnh vào mùa đông?

Không nên lạm dụng: Theo giới chuyên gia dinh dưỡng, để giữ ấm cơ thể, việc ăn đồ cay chỉ nên nhấn nhá cho thỏa vị giác chứ không nên lạm dụng. Không phải cứ đồ có tính cay nóng càng mạnh thì cơ thể càng được sưởi ấm. Điều này lạm dụng đôi khi còn phản tác dụng gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.

Không nên ăn cay khi bụng đói: Trước khi ăn, bạn có thể ăn một số món ăn lót bụng để tránh gây hại dạ dày, có thể sử dụng những món ăn từ tinh bột để bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Khi ăn cay nên ăn ở dạng nguội. Vì nếu ăn khi còn nóng sẽ làm tổn hại thực quản, vòm họng, phỏng lưỡi, gây tê liệt vị giác tạm thời và gây hại cho dạ dày.

Không nên ăn cay khi mắc một số bệnh: Nếu mắc bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh trĩ, viêm túi mật, sỏi mật, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, phụ nữ mang thai, mới sinh con thì không nên ăn cay để tránh tình trạng bệnh thêm nặng hơn, sức khỏe sản phụ cũng bị suy giảm.

Bổ sung thêm vitamin và chất xơ: Khi trời chuyển lạnh sâu, bạn nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt giúp bổ gan, hỗ trợ đường tiêu hóa. Đồng thời tăng cường ăn nhiều loại trái cây như lê, táo, hạn chế hoa quả trái mùa vì nguy cơ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản...

Đặc biệt, vào mùa đông, chúng ta nên ăn nhiều bông cải xanh và bông cải trắng để bổ sung vitamin B1giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, bông cải cũng nhiều vitamin B6 hỗ trợ ổn định tinh thần, thay vì dùng đồ cay để giải tỏa stress.

Ăn uống kết hợp vận động: Để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái cần kết hợp ăn uống cân bằng và vận động thường xuyên bằng những bài tập đơn giản.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu thanh toan