Giữ gìn 4 bộ phận này luôn sạch sẽ giúp sức khỏe dồi dào, bệnh tật chẳng dám "bén mảng"
12:00 AM | 22/03/2024
Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có những chức năng riêng biệt, nhằm đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể luôn được vận hành trơn tru. Tuy nhiên, 4 bộ phận sau đây mới được xem là “gốc rễ của sinh mệnh”, nếu biết cách gìn giữ 4 bộ phận này sạch sẽ - sẽ giúp sức khỏe luôn dồi dào, bệnh tật chẳng dám “bén mảng”.
- Gan giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể nhưng cũng đến lúc cần giải độc cho gan bằng các biện pháp tự nhiên
- 4 bộ phận chứa chất độc của cá, dù thích mấy bạn cũng không nên ăn
- Luộc rau kiểu này vừa bỏ chất bổ, rước chất độc vào người
- Hút sạch bức xạ, hóa chất độc hại bằng 5 loại cây dễ trồng
- Những vật dụng phổ biến hằng ngày chứa chất độc nguy hiểm
1. Mạch máu "sạch" - đảm bảo tim mạch ổn định
Theo y văn, mạch máu trong cơ thể là hệ thống các đường ống vận chuyển máu từ trái tim đến các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể, và sau đó đưa máu trở lại trái tim. Mạch máu có vai trò quan trọng trong cung cấp dưỡng chất và oxy cho các tế bào cũng như trong việc loại bỏ chất thải từ cơ thể.
Với tầm quan trọng của mạch máu như thế, việc giữ cho mạch máu luôn sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng. Nếu không sẽ dẫn đến tình tình trạng tắc nghẽn mạch máu cực kỳ nguy hiểm.
Tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm cản trở đường đi của máu. Hiện tượng này có thể khiến máu lưu thông không thuận lợi, khiến việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan trong cơ thể cũng bị trì trệ.
Tắc nghẽn mạch máu ngay tại cơ quan nào sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng cho cơ quan đó. Tắc nghẽn tại các bộ phận như phổi gây thì sẽ làm tắc huyết quản, ở tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn ở các chi sẽ gây xơ cứng động mạch còn ở não thì sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ (Ảnh: Internet)
Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch mạch máu bằng cách thực hiện theo một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, uống nhiều nước và hạn chế rượu bia, thuốc lá nhé!
2. Hệ tiêu hóa “sạch” - chìa khóa cho sức khỏe bền vững
Hệ tiêu hóa trong cơ thể là một hệ thống nhiều bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau, bao gồm: ống tiêu hóa (bắt đầu từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) cho đến gan, tuyến tụy, túi mật… Mỗi một cơ quan của hệ tiêu hóa đề có một chức năng riêng biệt, nhưng lại được vận hành cùng lúc với nhau, giúp đảm bảo vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng thiết yếu đi nuôi cơ thể.
Quá trình tiêu hóa thức ăn được bắt đầu từ miệng với việc đưa các thức ăn vào, và kết thúc ở trực tràng là nơi thải ra ngoài những chất mà cơ thể không xử lý được (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của con người còn được cấu tạo đặc biệt để đáp ứng đồng thời chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo ra miễn dịch tự nhiên.
Vì thế, duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch được ổn định, góp phần phòng các bệnh lý tiêu hoá như tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm tụy, đau dạ dày,… cũng như giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn khi mắc bệnh.
Nếu đã nhìn thấy được tầm quan trọng của hệ tiêu hoá, mọi người nên quan tâm, chăm sóc đến cơ quan này nhiều hơn, bằng cách ăn chậm - nhai kỹ, cấp đủ nước, tăng cường chất xơ, chia nhỏ các bữa ăn,... Bởi khi bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sức khỏe mới được bảo vệ và duy trì ở mức tốt nhất, đồng thời tránh được nhiều bệnh tật, giúp thêm tận hưởng cuộc sống.
3. Phổi “sạch” - cho hơi thở êm ái
Theo y văn, phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, bằng cách đưa oxy trong không khí vào tĩnh mạch qua đường hô hấp, đồng thời thực hiện thải khí CO2 từ động mạch ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò lọc bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa các chất sinh hóa học,…
Với tác động có liên quan trực tiếp đến hơi thở, phổi luôn là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vì thế, chú ý gìn giữ, làm sạch phổi thường xuyên là điều cực kỳ cần thiết. Để phổi luôn khỏe mạnh, các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu để giảm tổn thương cho phổi, tăng cường tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như chạy bộ, bơi lội... để tăng dung tích phổi, và tránh tiếp xúc kéo dài với ô nhiễm không khí, chẳng hạn như đi ra ngoài khi thời tiết có sương mù.
4. Gan “sạch” - đảm bảo quá trình chuyển hóa và đào thải chất độc
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể và việc giữ cho gan sạch sẽ là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Khi tuổi tác tăng lên, chức năng gan dần yếu đi và dễ xảy ra các vấn đề như gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Để giữ cho gan luôn sạch sẽ, bạn nên kiểm soát lượng rượu bạn uống để giảm tác hại của rượu đối với gan, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh gan kịp thời (Ảnh: Internet)
Việc giữ 4 phần của cơ thể được kể trên luôn "sạch sẽ" là điều cốt yếu để kéo dài tuổi thọ. Đồng thời mọi người hãy nhớ duy trì thói quen sinh hoạt tốt, lành mạnh để tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe của chính mình.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay