Xem vợ đẻ, nhiều quý ông cảm thấy ân hận
11:21 AM | 21/03/2016
Vì muốn vào phòng sinh để san sẻ đau đớn, tạo tâm lý để cùng vợ vượt cạn, nhưng nhiều quý ông sau lần vào phòng sinh với vợ, họ cảm thấy ân hận vì quyết định này.
- Đặt tên hợp mệnh hợp tuổi cho bé sinh năm Bính Thân 2016
- 12 món kiêng kỵ cho mẹ sinh mổ
- Những thực phẩm giúp bà bầu sinh nở dễ dàng
- Suy nghĩ sai lầm của các bà mẹ về sinh nở
Sợ tái mặt khi thấy vợ đẻ
Chị Hoàng Thị Ngọc trú tại Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội than thở, từ sau khi sinh con, chồng chị thường tìm mọi cách để xa lánh chuyện ấy. Dù con đã hơn hai tuổi nhưng đời sống vợ chồng vẫn lạnh lùng. Có những lần, chị Ngọc hỏi chồng thì anh gãi đầu, gãi tai.Ngày trước chị còn không để ý nhưng gần đây thấy chồng không mặn mà, chị nghi anh có người tình bên ngoài nên bắt đầu ra sức tra hỏi. Trước những tra hỏi gắt gao của vợ, chồng chị Ngọc khai thật là anh sợ. Anh thực sự sợ chuyện ấy từ khi cùng vợ vào phòng sinh ở bệnh viện.
Lúc ấy, chị Ngọc không biết giải thích thế nào. Ngày đó, học theo phong cách mẹ Tây nên vợ chồng chị Ngọc bàn nhau khi sinh anh sẽ vào phòng sinh để cùng vợ vượt cạn. Lúc ấy, đau đớn quá chị Ngọc chẳng còn để ý mình như thế nào. Sau này, xem lại những clip sinh thường trên mạng, chị chột dạ “mình trông còn sợ nữa là chồng”.
Để hâm nóng phòng the, vợ chồng chị Ngọc phải tìm bác sĩ nhờ tư vấn chuyện chăn gối cũng như có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Dù đã được vài tháng nay, chuyện khá hơn nhưng để tìm lại cảm giác như thời chưa sinh con thật là khó.
Còn anh Nguyễn Văn Thanh trú tại Thanh Xuân, Hà Nội vẫn không thể nào quên cảm giác khi vào phòng sinh với vợ mình. Vì muốn ở bên vợ lúc đau đớn nhất, anh xung phong vào phòng sinh cùng vợ.
Ảnh minh họa |
Trước đó, hai vợ chồng anh đã tham gia nhiều lớp thai sản, anh cảm thấy tự tin với việc vào phòng sinh cùng vợ. Nhưng khi vào phòng sinh, mọi thứ không như ở hội trường lớp học. Bác sĩ bảo anh lấy giấy, anh nghĩ gì lại mang bỉm, anh cứ lóng ngóng, nhìn vợ lên cơn gồng để dặn thì anh nhăn mặt vì sợ.
Nhìn vợ anh đau đớn đầu tóc bù xù, đặc biệt là hình ảnh đứa trẻ ra đời kèm theo cả búi nhau cùng với dịch sản cứ ám ảnh anh mãi không nguôi. Đứa con lúc vừa chào đời không như trong sách báo. Nhìn sợ quá da anh cũng tái mét đi.
Sau này, mỗi lần gần gũi vợ, anh lại nghĩ đến cái lần vào phòng đẻ ấy. Nhiều khi ngồi nói chuyện với bạn bè, anh thường mạnh miệng tuyên bố “cái dại nhất của người chồng là xem vợ đẻ”.
Nên để mẹ vào thay chồngVề mặt tâm lý, các bác sĩ đều hi vọng khi chồng vào các chị em sẽ cảm thấy vững vàng, yên tâm hơn và khi chứng kiến cảnh vợ vượt cạn khó nhọc, người đàn ông cũng thêm cảm thông, yêu thương bạn đời.
Không chỉ thế, việc tận mắt thấy con ra đời, tự tay cắt rốn cho con cũng làm phái mạnh cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng của mình hơn. Đó cũng là giây phút để hai vợ chồng hân hoan chào đón "sản phẩm" từ tình yêu, sự vun đắp của cả hai người.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người chồng có thể bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực sau khi chứng kiến cảnh vợ sinh nở nhưng những trường hợp này rất hiếm gặp.
Thạc sĩ bác sĩ sản khoa Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM, nguyên bác sĩ phụ sản BV Từ Dũ TP.HCM, cho biết anh gặp rất nhiều trường hợp quý ông than thở lãnh cảm hoàn toàn vì chuyện vào phòng sinh với vợ.
Người ta cứ nghĩ cho chồng vào cùng phòng sinh để giúp sản phụ về mặt tâm lý nhưng nhiều khi lại mang hiệu ứng ngược. Bác sĩ Trung kể có người chồng đến 3 tháng sau khi sinh cũng không dám động vào người vợ vì không tưởng tượng “vùng cấm địa” giờ ra sao.
Theo bác sĩ Trung khi vào phòng sinh nên để cho mẹ vào cùng vì mẹ là người từng sinh đẻ, có kinh nghiệm, hơn là cho chồng vào.
Theo infonet.vn
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay