Thói quen ngồi lâu một chỗ có thể gây hại đến não bộ như thế nào?
5:00 PM | 23/05/2024
Ngồi lâu một chỗ đang dần trở thành thói quen phổ biến của rất nhiều người trong xã hội ngày nay, nhất là với đối tượng dân văn phòng, học sinh và sinh viên. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thói quen này rất tai hại vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, và đặc biệt là với não bộ.
- Các bài tập tốt nhất và dễ dàng cho những người bị chứng vẹo cột sống
- Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng vật lí trị liệu vô cùng hiệu quả
- Hãy cứu lấy cột sống của bạn bằng các bài tập chữa lành cột sống của bác sĩ Nikolai Amosov trước khi quá muộn
- Đánh bay cơn đau gai cột sống dai dẳng chỉ với loại hạt này
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - nguy cơ tàn phế
Thói quen ngồi lâu một chỗ thường bắt nguồn từ tính chất công việc và học tập. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều người làm việc với máy tính suốt ngày, từ đó dẫn đến thời gian ngồi kéo dài. Ngoài ra, thói quen xem tivi, chơi game và sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân cũng góp phần gia tăng thời gian ngồi lâu ở một người. Sự tiện lợi và hấp dẫn của các hoạt động này khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua việc vận động thường xuyên.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, ngồi lâu một chỗ - lười vận động là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như:
- Vấn đề về cột sống và tư thế
Ngồi quá lâu có thể gây đau lưng, đau cổ và vấn đề về cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng. Đặc biệt là nếu ta ngồi quá lâu với tư không đúng thì sẽ còn gây căng thẳng lên các cơ và dây chằng, dẫn đến đau mỏi và căng cứng cơ.
- Bệnh tim mạch
Thói quen ngồi nhiều làm giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và bệnh lý về tim mạch.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ngồi lâu có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những người vận động thường xuyên (Ảnh: Internet)
- Béo phì và tiểu đường
Ít vận động dẫn đến tiêu thụ ít calo, tích tụ mỡ thừa và tăng cân. Việc ngồi nhiều cũng làm giảm độ nhạy insulin, góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Vấn đề về tiêu hóa
Ngồi lâu có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và rối loạn tiêu hóa. Tư thế ngồi ảnh hưởng đến hoạt động của ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Và việc ngồi lâu không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tác động nghiêm trọng đến não bộ. Khi ngồi nhiều, não bộ sẽ phải đối mặt với tình giảm lưu lượng máu và oxy lên não, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Kèm theo đó là tình trạng tuần hoàn máu trở nên kém hiệu quả, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho não. Hơn nữa, ngồi lâu còn có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường, những bệnh này gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ.
Thiếu vận động cũng làm tăng nguy cơ bị stress và trầm cảm, do các hoạt động thể chất thường có tác dụng giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng (Ảnh: Internet)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngồi quá lâu thường có nguy cơ cao bị suy giảm nhận thức và các vấn đề về trí nhớ cao hơn. Vì vậy, việc thường xuyên đứng dậy, vận động và thay đổi tư thế là cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ và tăng cường khả năng làm việc hiệu quả.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách nên bắt đầu thay đổi như thế nào, thì có thể thử tham khảo một số cách sau đây nhé:
1. Đặt nhắc nhở vận động: sử dụng điện thoại hoặc máy tính để đặt nhắc nhở mỗi 30 - 60 phút, để bạn đứng dậy và vận động một vài phút. Bạn có thể đi bộ quanh phòng, vươn vai, hoặc thực hiện một vài bài tập nhẹ nhàng.
Hãy tìm cho mình một cái “cớ” để có thể đi lại thường xuyên hơn, chẳng hạn như đặt các vật dụng cần thiết trong công việc như điện thoại bàn, máy in, tập giấy, văn phòng phẩm,... cách xa chỗ ngồi của mình ở một khoảng các nhất định.
Ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ góp phần gia tăng nguy cơ mắc chứng đau lưng cũng như bệnh trĩ. Vì vậy, hãy thiết lập thói quen rời khỏi chỗ ngồi làm việc mỗi 30 – 60 phút/lần (Ảnh: Internet)
2. Thực hiện các bài tập tại chỗ: trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể thực hiện các bài tập đơn giản như xoay cổ tay, căng duỗi chân, hoặc nhún vai để giúp máu lưu thông tốt hơn.
3. Tham gia các hoạt động thể thao: đăng ký tham gia các lớp học yoga, aerobic, hoặc các hoạt động thể thao sau giờ làm việc để duy trì thói quen vận động thường xuyên.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay