Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì?
8:00 AM | 18/12/2019
Răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bởi không chỉ gây đau đớn lúc đầu, mà sau khi nhổ răng bạn cũng phải ăn uống kiêng cữ. Vậy sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì để tốt nhất là câu hỏi của nhiều người.
- Các nhà khoa học đã tìm ra cách nào giúp bệnh nhân mọc răng mới chỉ sau 2 tháng?
- Bỏ túi ngay ''bí kíp'' chăm sóc răng miệng toàn diện và hiệu quả
- Bí quyết làm trắng răng hiệu quả với Baking Soda
- Ngày nào cũng đánh răng những vẫn bị hôi miệng, nguyên nhân do đâu?
- Rượu ngâm hạt cau chữa đau răng thần kì
Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3, nằm ở sâu trong khoang miệng và mọc cuối cùng. Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 15 đến 25. Có 4 chiếc răng khôn, mọc đều ở phía trên, bên dưới, bên trái và bên phải của mỗi hàm. Răng khôn sẽ tách lợi ra để mọc, chúng thường mọc từ nướu răng hoặc góc hàm. Khi mọc, chúng sẽ làm sưng phần lợi xung quanh, dễ gây sâu răng, viêm nhiễm phần lợi xung quanh. Các nha sỹ thường khuyên nên nhổ răng khôn sớm. Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần có những cách vệ sinh răng miệng đúng cánh để tránh viêm nhiễm, ăn những thực phẩm phù hợp để vết thương mau lành.
Những nguyên tắc chọn thực phẩm
Nên ăn những thức ăn nguội sau 24h nhổ răng: Những món nguội, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, và nhiệt độ thấp giúp làm dịu vết thương nên ăn là: sữa chua, kem, kem trái cây,... Khi bạn thấy khoang miệng thoải mái hơn thì có thể ăn những món mềm, hơi lỏng như: bánh plan, bánh pudding, súp, cháo,... lưu ý là súp và cháo không nên quá nóng.
Nên ăn những món lỏng, mềm: Bạn nên ưu tiên lựa chọn những món ít phải nhai trong những ngày tiếp theo. Các loại cháo, súp vẫn là lựa chọn hàng đầu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những thức uống từ hoa quả như: sinh tố, nước ép,... là cách giúp bạn bổ sung chất xơ, vitanmin.
Không ăn thức ăn cay, nóng, chua như: ớt, cà muối, cam, bưởi,...
Không ăn thức ăn cứng, có độ giòn cao, phải nhai nhiều: Những đồ ăn cứng sẽ khiến hàm phải hoạt động nhiều. Trong khi nhai, những mảnh vụn thức ăn có thể bị mắc tại vết thương. Cần tránh những thực phẩm như: bánh quy, bánh đa, gà chiên,...
Không uống các loại nước có ga: Lượng đường trong các loại nước ngọt đều có tính axit, chúng sẽ tạo nên phản ứng oxy hóa khử, có thể kéo dài tình trạng viêm nhiễm.
Gợi ý một số món ăn sau khi nhổ răng khôn:
Sữa đậu nành: Chất đạm lecithin giúp máu nhanh đông, hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương.
Súp lỏng: Súp là món dễ chế biến, dễ tiêu hóa, giúp bù lại năng lượng bị mất sau quá trình ăn kiêng sau nhổ răng.
Cháo: Nếu súp xa lạ với bạn, thì cháo là một giải pháp không tồi. Bạn có thể thêm rau, củ, thịt, hoặc cá để ninh mềm, nhuyễn. Món ăn dễ tiêu hóa này sẽ giúp bạn có đủ chất, dù không ăn được nhiều.
Nước hầm: Nước hầm từ xương gà được cho là chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm nhiễm. Các loại nước dùng khác từ thịt, cá, rau củ cũng giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Phô mai: Loại thực phẩm này chứa nhiều protein, hỗ trợ hồi phục vết thương. Bạn có thể thêm nó vào các món rau củ nghiền, sinh tố, trứng bác, sinh tố.
Thạch: Là món ăn mềm, thạch thuộc loại “bán lỏng”, phù hợp ăn trong vòng 24h sau nhổ răng. Một vài gợi ý: thạch rau câu, thạch phô mai, thạch trái cây, pudding, kem flan,...
Sữa chua: Nhờ có acidobacillus và các lợi khuẩn, sữa chua giúp tăng hiệu quả của kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Không nên ăn sữa chua quá lạnh, có thể gây ê buốt chân răng.
Cá hồi: Omega3, protein có trong loại cá này giúp chống viêm rất tốt. Cá hồi mềm, dễ ăn, có thể nấu súp hay cháo.
Chuối nghiền/ chuối xay: Loại trái cây này chứa nhiều vitamin, kali, chất xơ, là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể nghiền chuối với sữa, phô mai hoặc sữa chua đều rất ngon.
Khoai tây nghiền: Là món ăn phong cách phương Tây, khoai tây giàu tinh bột, vitamin C và kali. Kali là dưỡng chất tốt cho xương và chữa lành tế bào. Có thể nghiền khoai tây với sữa tươi, kem tươi, nên dùng khi còn ấm.
Trái bơ nghiền nhuyễn: Bơ rất giàu chất xơ và kali. Đặc biệt là chất oleic có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn. Bơ rất mềm, dễ nhai nát nếu bạn không muốn nghiền mà ăn trực tiếp, và có thể chế biến các món khác nhau.
Trứng chưng/trứng bác: Món ăn quen thuộc này chứa rất nhiều protein, o-mega3, chất béo tốt, giúp phục hồi mô, tế bào. Bạn nên sử dụng các loại dầu hạt tốt cho sức khỏe như: dầu oliu, dầu cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành,... và ăn khi còn ấm nhé.
Sinh tố trái cây và rau xanh: Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để kết hợp nhiều loại rau và trái cây khác nhau. Lưu ý là không nên chọn những loại trái cây có hạt nhỏ, hoặc khó nghiền nhuyễn.
Bạn nên sử dụng nước muối loãng để súc miệng sau khi ăn xong. Tính sát khuẩn của muối sẽ giúp loại bỏ mảng bám và ngăn viêm nhiễm sau khi nhổ răng. Nếu bị chảy máu nhiều, khó cầm, mùi hôi, thì bạn nên đến nha sỹ ngay lập tức. Hy vọng những lưu ý và các món ăn trên đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì.
Ý Nhi
Theo Pháp luật đời sống
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay