Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Ngày nào cũng đánh răng những vẫn bị hôi miệng, nguyên nhân do đâu?

Ngày nào cũng đánh răng những vẫn bị hôi miệng, nguyên nhân do đâu?

9:32 AM | 04/10/2018

Hôi miệng không chỉ do lười vệ sinh răng miệng, do vậy ngay cả khi bạn đánh răng mỗi ngày vẫn bị hôi miệng kinh niên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, một trong số đó sẽ khiến bạn bất ngờ.

Nếu bạn thường xuyên vệ sinh răng miệng mà vẫn thấy hơi thở có mùi khó chịu thì hãy tới ngay nha sĩ bởi có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sau:

1. Bị hôi miệng kinh niên do bệnh răng miệng

Nguyên nhân hàng dầu và phổ biến nhất khiến bạn bị hôi miệng chính là vấn đề răng miệng. Do đó, khi bị hôi miệng, việc đầu tiên bạn nên làm là hãy đến nha sĩ để xác định xem mình có bị vấn đề gì về răng miệng hay không.

Thông thường, hôi miệng là sâu răng, nha chu... gây nên. Do đó, muốn trị dứt điểm chứng bệnh hôi miệng trong trường hợp này phải chữa dứt điểm các vấn đề về răng miệng.

Ngay nao cung danh rang nhung van bi hoi mieng, nguyen nhan do dau?

Ngoài ra, khô miệng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi miệng bị khô, tuyến tiết nước bọt giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tồn tại và gây hôi miệng. Trường hợp khô miệng thường do ảnh hưởng từ sự thay đổi của nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, phụ nữ độ tuổi mãn kinh cần lưu ý các sản phẩm làm từ đậu nành (chất isofflavone trong đậu nành có thể làm giảm thiểu nội tiết tố).

Lở miệng cũng có thể khiến bạn bị hôi miệng. Nhiệt miệng có thể di nóng trong người, cắn phải miệng nhưng cũng có thể do bị thiếu vitamin B. Do đó bạn cần bổ sung chất bằng cách tăng cường rau củ, trái cây.

2. Các bệnh về đường tiêu hóa

Một số bệnh về đường tiêu hóa như: viêm teo dạ dày mãn tính thường gây ra mùi chua, khi bị tắc môn vị, ung thư dạ dày cấp thường xuất hiện hơi thở có mùi hôi, táo bón nặng và bệnh nhân tắc ruột thường xuất hiện hơi thở có mùi phân.

Ngay nao cung danh rang nhung van bi hoi mieng, nguyen nhan do dau?

Khi mắc bệnh về dạ dày, sẽ xuất hiện những sự rối loạn về co bóp của bao tử, thực phẩm chậm tiêu hoa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dày, bị lên men và tạo ra mùi hôi, đặc biệt là khi ra ợ.

3. Do hút thuốc lá

Một số lượng lớn những người hút thuốc lá,trong miệng, mũiđều có mùi hôi khói. Một phần do hút thuốc là sẽ làm giảm lượng nước bọt dẫn tới việc gia tăng mùi hôi miệng.

Ngay nao cung danh rang nhung van bi hoi mieng, nguyen nhan do dau?

4. Bị hôi miệng kinh niên do các bệnh lý về gan

Gan đóng vai trò như một bộ máy giúp thanh lọc cơ thể, chịu trách nhiệm chính trong việc loại bỏ chất độc. Khi gan bị tổn thương, sẽ không thể thực hiện được chức năng đó. Độc tố tồn tại trong cơ thể và khiến người bệnh bị hôi miệng.

Ngay nao cung danh rang nhung van bi hoi mieng, nguyen nhan do dau?

Trong trường hợp hôi miệng không rõ nguyên do, người bệnh cần nghĩ đến nguyên nhân này và cần xét nghiệm máu nhằm kiểm tra chức năng gan.

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Đầu trang
dịch vụ kế toán chuyên nghiệp