Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Những lưu ý quan trọng ở cột mốc thai nhi 14 tuần tuổi

Những lưu ý quan trọng ở cột mốc thai nhi 14 tuần tuổi

8:00 AM | 20/12/2021

Thai nhi 14 tuần tuổi đã có kích thước tương đương với một quả chanh. Bước sang tuần 14 cũng là cột mốc quan trọng, thai có sự thay đổi rõ rệt về chiều dài, cân nặng cũng như những hoạt động trong bụng mẹ.

Vậy thai nhi 14 tuổi đã phát triển như thế nào? Để biết câu trả lời, mẹ bầu đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Những đặc điểm về sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi

Kích thước, cân nặng: Bước sang tuần 14, em bé của bạn có thể nặng khoảng 93 g (3.2 ounce) và có chiều dài khoảng 147 mm (5.7 inch). Kích thước của thai nhi lúc này được so sánh tương đương với một quả chanh ta.

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Cử động môi, miệng: Môi và miệng của thai nhi thời điểm này đã cử động linh hoạt hơn. Lúc này, chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành, để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào và ra.

Sự phát triển của mắt: Mắt bé ở tuần 14 vẫn nhắm, tuy nhiên đã có sự chuyển động qua lại. Khi đó, các cơ ở mắt đã hoạt động và có thể phản ứng khi bị ánh sáng chiếu vào.

Hoạt động cơ thể: Tuần thứ 14, thai nhi có thể nghịch dây rốn, đạp vào tử cung của mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa thể cảm nhận rõ nét hành động này mà phải chờ thêm 1 - 2 tuần nữa.

Giới tính của bé: Nếu ba mẹ tò mò về giới tính của bé thì ở tuần thứ 14, kết quả phát hiện giới tính đã tương đối chính xác.

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Về tổng quan, khi bước sang tuần thai 14, tương đương với tuần 12 sau thụ tinh, cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, dài hơn, giữ được đầu thẳng hơn, và chi dưới cũng phát triển khá nhiều.

Ở thời điểm này, toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm. Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu và phân su cũng xuất hiện trong ruột thai nhi.

Nhịp tim ở tuần thai 14 cũng không có sự thay đổi nào đáng kể, trung bình nhịp tim của thai nhi sẽ là 120 -160 nhịp mỗi phút.

Sự thay đổi của cơ thể người mẹ thai nhi 14 tuần

Bước sang tuần mang thai thứ 14, cơ thể mẹ sẽ dần biến mất các triệu chứng ốm nghén và có được những thay đổi tích cực hơn. Cụ thể những thay đổi về mặt thể trạng, cảm xúc của mẹ bầu 14 tuần đó là:

Những cơn mệt mỏi, uể oải không còn: Lúc này, cơ thể mẹ bầu đã hoàn toàn thích nghi với tình trạng mang thai sau khi trải qua ba tháng đầu thai kỳ khó khăn. Vì vậy, mẹ bầu hãy thử lại những công việc yêu thích và cùng chuẩn bị những hoạt động cần thiết cho sự chào đón em bé sau 6 tháng nữa nhé.

Vùng ngực, vú to lên: Qua ba tháng đầu, bầu ngực của mẹ vẫn tiếp tục to lên. Ở một vài mẹ bầu, quầng vú có thể thâm sẫm hơn. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy sự xuất hiện của sữa non ở thời điểm này.

Một vài mẹ bầu khi bước sang tuần mang thai 14 sẽ cảm thấy ngực căng cứng khó chịu và không muốn mặc áo ngực. Điều này là hoàn toàn bình thường và mẹ có thể lựa chọn trang phục cho thoải mái nhất là được.

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Cảm giác buồn nôn, ốm nghén sẽ biết mất: Phần đa phụ nữ mang thai bị ốm nghén sẽ kết thúc các triệu chứng nôn nghén ở tuần 14. Lúc này, mẹ có thể ăn ngon miệng hơn, dễ ăn hơn.

Đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cho quá trình phát triển, tăng trưởng đúng mốc phát triển của thai nhi.

Ngạt mũi, khó chịu khi thở: Nhiều mẹ bầu khi mang thai tuần 14 luôn có cảm giác khô mũi, nghẹt mũi, khó chịu khi thở. Điều này được giải thích là do nồng độ cao nội tiết tố estrogen và progesterone làm tăng lượng máu tới lớp màng nhầy ở mũi, gây nên tình trạng này.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, mẹ bầu hãy thử sử dụng máy phun sương làm ẩm khi ngủ để giảm bớt khó chịu.

Cách chăm sóc mẹ bầu và thai nhi 14 tuần

Thai nhi 14 tuần tuổi đã thực sự bước vào giai đoạn ổn định để phát triển. Vì vậy, những lưu ý trong việc chăm sóc cả mẹ và thai nhi sẽ có những lưu ý quan trọng như sau.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Tuần thứ 14 nói riêng và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Vì vậy, vấn đề dinh dưỡng ở giai đoạn này cần đặc biệt được lưu tâm.

Ngoài ra, khi mẹ bầu bước sang giai đoạn hai của thai kỳ cũng là lúc mà nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể tìm tới mẹ bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những bệnh lý này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ở tuần thai 14, mẹ bầu cũng rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Do đó trong chế độ ăn, những loại thực phẩm giàu sắt cần đặc biệt được chú trọng.

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Cụ thể khi mang thai tuần 14, trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần bổ sung sắt, cholesterol không béo và những thực phẩm giàu đạm như vừng, lạc, tôm, cua, cá… Bên cạnh đó, để tăng cường sức đề kháng, mẹ đừng quên bổ sung thêm vitamin A, vitamin D, vitamin C cũng như các vi khoáng, vi lượng cần thiết khác.

Các thực phẩm cần tránh

Bên cạnh đó, mẹ bầu mang thai tuần 14 cũng cần phải kiêng, tránh những loại đồ uống, thực phẩm gây hại tới thai nhi. Cụ thể những thực phẩm này đó là:

Thực phẩm gây co bóp tử cung: Dứa, rau răm, rau ngót, đu đủ xanh

Thực phẩm có thể gây ngộ độc: Măng chua, đồ muối chua (dưa cải, cà)

Các loại rượu, bia, chất kích thích, cafe, trà...

Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử; không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

Tập thể dục

Nếu như 3 tháng đầu tiên, mọi hoạt động thể dục thể thao của mẹ bầu bị dừng để đảm bảo sự ổn định của thai nhi thì sang tới tuần 14, mẹ đã có thể khởi động lại quá trình luyện tập của mình.

Khi luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, mẹ bầu không những giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe mà còn tăng cường sức chịu đựng của cơ thể, chuẩn bị cho quá trình sinh nở và chăm sóc con yêu sau này.

Các môn thể thao phù hợp với bà bầu mang thai 14 tuần có thể kể đến như: Yoga, đi bộ…

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Hoạt động thai giáo

Thai nhi 14 tuần tuổi đã có sự nhận biết quan trọng về âm thanh, ánh sáng, mùi vị. Vì vậy, cha mẹ có thể bắt đầu hành trình thai giáo ngay từ thời điểm này để giúp con phát triển toàn diện.

Cha mẹ có thể lựa chọn nhiều hình thức thai giáo khác nhau như cùng con đọc sách, nghe nhạc… Với những cha mẹ không có điều kiện về thời gian hay tiền bạc thì quá trình thai giáo đơn giản chỉ là trò chuyện mỗi ngày cùng con yêu cũng là lựa chọn được khuyên thực hiện đấy ạ.

Chăm sóc răng miệng

Khi mang thai, mọi cơ quan trọng cơ thể mẹ đều trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Trong đó, hầu hết mẹ bầu đều gặp phải tình trạng chảy máu chân răng cũng như các bệnh về răng miệng.

Vì vậy, mẹ bầu giai đoạn này hãy quan tâm hơn tới sức khỏe răng miệng, lựa chọn những sản phẩm chăm sóc phù hợp để luôn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình mang thai nhé.

Sử dụng kem chống nắng

Ở thời điểm 14 tuần thai, mẹ bầu đã có thể sử dụng tới kem chống nắng để bảo vệ làn da, hạn chế tình trạng sạm nám. Nếu cẩn trọng, mẹ bầu có thể tìm tới sự tư vấn của các bác sĩ hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Trường hợp mẹ vẫn muốn kiêng và tránh các loại mỹ phẩm hoá học, mẹ có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc da từ tự nhiên như sử dụng nghệ, nha đam…

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai tuần 14

Ở tuần 14, hầu hết các mẹ đều chưa đến lịch hẹn thăm khám, siêu âm, trừ trường hợp mẹ không thực hiện ở các tuần trước đó. Vì vậy, sẽ có rất nhiều những thắc mắc, băn khoăn cần lời giải đáp. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi mang thai tuần 14.

Mang thai tuần 14 có nên sử dụng nước máy?

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau rằng, uống nước máy khi mang thai có thể dẫn tới hiện tượng sảy thai hay di tật, bé sinh non, sinh nhẹ cân… Tuy nhiên hiện nay, chưa hề có bằng chứng, nghiên cứu nào chứng minh quan niệm trên.

Mặc dù vậy để đảm bảo an toàn suốt thai kỳ, mẹ cũng cần kiểm tra kỹ lại chất lượng nguồn nước uống. Tuyệt đối không sử dụng những nguồn nước không đảm bảo, không nên uống nước trực tiếp từ vòi mà cần phải đun sôi rồi mới uống.

Ngâm mình trong nước nóng có gây sảy thai?

Một số mẹ bầu có thói quen ngâm mình từ trước khi mang thai và kéo dài cho tới sau khi mang thai. Tuy nhiên, lời khuyên của các bác sĩ đó là nên hạn chế việc ngâm mình, nhất là ở nước nóng trên 39 độ bởi có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Khi nhiệt độ cơ thể mẹ tăng quá ngưỡng cho phép thì rất dễ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như:

Tụt huyết áp, giảm oxy

Chóng mặt và cảm thấy yếu lả đi

Dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mẹ ngâm nước quá nóng trong thời gian quá lâu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mẹ bầu mang thai tuần 14 đã quan hệ tình dục được chưa?

Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể thực hiện việc quan hệ tình dục khi bước sang tuần thai thứ 14. Mặc dù vậy, hoạt động tình dục cần được thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Bên cạnh đó khi quan hệ, bà bầu cũng nên yêu cầu bạn đời của mình sử dụng tới bao cao su để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ và thai nhi.

Khi có bất kỳ bất thường nào sau quan hệ tình dục như chảy máu, đau bụng…, mẹ bầu cần ngay lập tức tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cách xử lý kịp thời.

Mẹ bầu mang thai tuần 14 đã tiêm được vacxin chưa?

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Tiêm vacxin là một biện pháp tuyệt vời giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Trên thực tế khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Nếu như 3 tháng đầu, mẹ cần hạn chế tối đa các ảnh hưởng từ những loại thuốc, vacxin… thì sang tới tuần 14, tức là tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ đã có thể nghĩ tới việc tiêm phòng để bảo vệ cho cả hai mẹ con.

Hiện nay, do đại dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp nên mẹ bầu mang thai 14 tuần đã có thể tiêm vacxin ngừa bệnh này. Ngoài ra, một vài vacxin khác cũng được khuyên mẹ bầu nên tiêm như cúm mùa, uốn ván…

Để được tư vấn và tiêm vacxin khi mang thai 14 tuần, mẹ bầu có thể xin lời khuyên của các bác sĩ và thực hiện việc tiêm tại những cơ sở uy tín. Sau khi tiêm, phụ nữ mang thai cần theo dõi chặt chẽ sức khoẻ và thông báo kịp thời nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra.

Gợi ý một số xét nghiệm mẹ bầu có thể thực hiện khi mang thai 14 tuần

Ở tuần thai 14, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng mà thực hiện các xét nghiệm không cần thiết. Tuy nhiên nếu mẹ vẫn muốn biết chắc chắn tình trạng phát triển của thai nhi, mẹ có thể trao đổi với các bác sĩ để thực hiện các kiểm tra như:

Cân nặng và huyết ápĐường và protein trong nước tiểuNhịp tim của thai nhiKích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoàiChiều cao tính từ đáy tử cungBàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không

Nhung luu y quan trong o cot moc thai nhi 14 tuan tuoi

Ngoài ra với những thai phụ trên 35 tuổi hoặc có những tiền sử sảy thai hay các vấn đề về sức khoẻ thì việc thăm khám này sẽ cần phải thực hiện kỹ lưỡng hơn.

Mỗi một mốc thời gian mẹ lại có những sự mong ngóng, hồi hộp xem bé yêu của mình đang phát triển ra sao. Ở thời điểm thai nhi 14 tuần tuổi, mặc dù chưa thể cảm nhận được những cú đạp của bé thế như, bé yêu của bạn vẫn đang phát triển, đang lớn lên mỗi ngày.

Để có được sự ổn định khi mang thai 14 tuần cũng như thai kỳ, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh xa những chất gây hại và tuân thủ đúng, đủ những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Chúc các mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh, sẵn sàng chào đón những điều thú vị, bất ngờ trên suốt hành trình mang thai.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu thanh lap cong ty