Những loại thực phẩm nên và không nên dùng cho trẻ trong mùa đông
12:00 AM | 14/12/2020
Lượng thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể thay đổi trong mỗi mùa. Vào mùa đông, năng lượng ăn vào hàng ngày có xu hướng tăng lên để chống chọi với giá lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch, giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
- Mùa đông dễ tăng cân nhưng vẫn có cách đơn giản để ăn ngon mà không sợ béo
- 5 thứ cứ đông đá sẽ khiến làn da trắng hồng tự nhiên, lỗ chân lông thu nhỏ
- 8 lời khuyên sức khỏe từ thầy thuốc Đông y
- Thực phẩm rẻ bèo, đốt cháy mỡ thừa và giảm cân hiệu quả trong mùa đông
- 10 tip để có làn da khỏe mạnh vào mùa đông
Các chuyên gia cho rằng thói quen ăn uống của trẻ em thay đổi trong mùa đông vì cơ thể cần nhiều thực phẩm có khả năng giữ ấm lâu hơn, giúp chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các thực phẩm chúng ta nạp vào cũng phải ít calo để ngăn ngừa tăng cân nhưng phải đủ bổ dưỡng để giúp tăng trưởng và phát triển.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm được loại trừ khỏi chế độ ăn uống mùa đông để tránh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần bổ sung và những loại nên tránh trong chế độ ăn mùa đông cho trẻ em.
Thực phẩm trẻ em nên ăn trong mùa đông
1. Quả hạch
Quả hạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều hợp chất hoạt tính sinh học. Chúng chứa các hợp chất phenolic, protein chất lượng cao, phytosterol và chất xơ giúp giảm tỷ lệ viêm nhiễm, cholesterol cao, ung thư và nhiều bệnh khác.
Quả hạch giàu chất đinh dưỡng, thích hợp cho trẻ nhỏ trong mùa đông. |
Khi cơn đói xuất hiện nhiều hơn trong mùa đông, các loại quả hạch này giúp no lâu hơn để ngăn ngừa tăng cân và cũng cung cấp độ ấm cho cơ thể. Một số quả hạch phổ biến như hạnh nhân, quả óc chó,hạt điều, hạt mắc ca, đậu phộng.
2. Vitamin C
Các nghiên cứu cho thấy, vitamin C có hàm lượng cao đáng kể trong các loại trái cây và rau quả mùa đông. Loại vitamin thiết yếu này có vai trò to lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và thở khò khè ở trẻ em, vốn phổ biến hơn trong mùa đông. Một số loại trái cây và rau giàu vitamin C bao gồm: Cam, rau bina, khoai tây, bưởi, bông cải xanh và quả Kiwi
3. Protein thực vật
Các loại rau mùa đông giàu protein giúp tăng cường miễn dịch trong thời tiết lạnh. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và cúm, đồng thời cung cấp nhiệt để giữ ấm cho cơ thể. Một số loại protein thực vật bao gồm: Củ cải đường, đậu xanh, củ cải, cà rốt, rau bina, đậu lăng.
4. Axit béo omega-3
Trong mùa đông, da thường nhanh chóng bị khô và trẻ em có thể bị rụng tóc ở một mức độ nào đó. Axit béo omega-3 cải thiện quá trình dưỡng ẩm cho da và giảm thiểu mụn, đồng thời làm mềm da và giảm kích ứng. Nó cũng giúp giảm rụng tóc do đặc tính chống viêm.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích của axit béo omega-3 trong việc ngăn ngừa cảm lạnh, ho và hen suyễn trong mùa đông. Một số loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Cá nước lạnh như cá thu, cá ngừ cá hồi, dầu thực vật như dầu hạt cải, quả óc chó, các loại hạt như hạt chia và hạt lanh.
5. Chất xơ trong mùa đông
Chất xơ giúp cân bằng lượng calo bổ sung mà không ảnh hưởng đến hương vị. Thêm chúng vào chế độ ăn uống mùa đông giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Nó cũng thúc đẩy quá trình giữ ẩm cho da và chống lại các vấn đề tiêu hóa.
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống giúp trẻ cải thiện khả năng miễn dịch. |
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Cải xoăn, hạt lựu, các loại rau củ như củ cải và khoai lang, quả lê, bí đao, hành tây
Thực phẩm trẻ em nên tránh trong mùa đông
Có một số loại thực phẩm mà cha mẹ phải tránh cho con mình ăn vào mùa đông vì chúng có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh hoặc làm đặc chất nhầy và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những thực phẩm như vậy bao gồm:
1. Đồ ăn có đường
Thực phẩm chứa nhiều đường rất hấp dẫn trẻ em nhưng chúng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch ở mức độ cao và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì và cholesterol cao. Các loại thực phẩm có đường cần tránh bao gồm: Kem, nước ngọt, sô cô la sữa, kẹo…
Thực phẩm có đường tuy hấp dẫn nhưng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì... |
2. Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa được biết là có khả năng kích hoạt tiết đờm trong mùa đông hoặc gây ra đờm đặc. Những yếu tố này sẽ gây kích ứng cổ họng của trẻ và khiến trẻ khó chịu. Một số sản phẩm từ sữa bao gồm: Sữa, sữa chua, bơ, pho mát.
3. Thực phẩm có histamine
Các chất histamine là hóa chất cơ thể liên quan đến phản ứng viêm và dị ứng. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm và việc tiêu thụ nhiều có thể gây ra các phản ứng viêm và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, ho và ngứa.
Một số loại thực phẩm chứa histamine bao gồm: Thịt hun khói, động vật có vỏ, cà tím và các sản phẩm sữa lên men.
4. Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên có nhiều chất béo, cholesterol và calo được biết là làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ thực phẩm chiên cũng sẽ làm tăng chứng viêm, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cholesterol cao và béo phì ở trẻ em.
Thực phẩm chiên rán nhiều chất béo khiến trẻ dễ béo phì và giảm khả năng miễn dịch. |
Một số ví dụ về thực phẩm chiên bao gồm: Khoai tây chiên, gà rán, cá rán và phô mai chiên.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay