Những loại rau nên ăn nhiều trong mùa nắng nóng
11:00 AM | 28/04/2019
Trong mùa nắng nóng, các bà nội trợ thường có xu hướng chọn loại thực phẩm giàu nước và vitamin để cơ thể được bù nước hàng ngày. Dưới đây là những loại rau được khuyến khích bổ sung trong bữa ăn bạn nên biết.
- Rau dền: loại rau rẻ tiền, ăn thường xuyên để sống lâu hơn
- Thải độc tố, làm sạch gan mật với loại rau có nhiều ở Việt Nam
- Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ
- Muốn giảm béo đừng bỏ qua 10 loại rau sau
- 5 loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh hiệu quả
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây là món ăn của một số địa phương miền Trung, nhưng gần đây nhiều người dân sống ở các đô thị, thành phố tìm mua nhiều và cho đó là một loại rau mới, sạch, bổ dưỡng… Nhiều gia đình đã lựa chọn rau này vào thực đơn gia đình bởi đặc tính bổ,mát và giải nhiệt.
Rau chùm ngây có tác dụng kích thích tiêu hóa, giàu dinh dưỡng (vitamin A, C), tốt cho tim và tuần hoàn), đẹp da, tốt cho sức khỏe…
Bạn có thể ăn sống, làm gỏi, hoặc nấu canh với thịt, tôm…
Rau má
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng ẩm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Rau diếp cá
Trong rau diếp cá rất giàu chất xơ thực vật. Do đó, diếp cá có lợi cho đường tiêu hóa và giúp trị bệnh táo bón hữu hiệu. Ngoài ra, rau diếp cá còn giúp làm mát cơ thể cho và trị ho cảm rất tốt.
Ngoài việc tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng, rau diếp cá còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là ” thần dược ” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
Bí xanh
Lấy 150g bí xanh, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước cốt rồi cho thêm vài hạt muối vào để uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để phòng say nắng, say nóng. Bạn hãy làm cách này thường xuyên vô cùng hiệu quả. Ngoài ra bí xanh còn có tác dụng giảm cân cực kỳ hiệu quả.
Rau dền
Ngoài tác dụng làm món ăn, rau dền còn là những vị thuốc hay. Tính mát lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi như sắt, canxi, vitamin C và lysine. Trong rau dền, hàm lượng chất sắt, canxi rất cao.
Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thụ nên rất tốt, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến nhất trong mùa hè. Nói đến mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới nhuận tràng, chống táo bón, bởi trong mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.
Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.
Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Rau muống Rau muống chứa nhiều các dưỡng chất cần thiết như: Protein, Lipid, Canxi, Phospho, Sắt, Kali; chất xơ, các vitamin B1, B2, C, PP…Theo Đông Y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, lương huyết, cầm máu, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai, chóng mặt, đau đầu do tăng huyết áp…
Rau muống rất dễ chiến biến thành nhiều món ăn ngon. Nước rau muống luộc dầm sấu là món ăn quen thuộc trong bữa cơm ngày hè giúp xua tan cảm giác nóng bức, mệt mỏi, ngoài ra, bạn có thể chế biến món rau muống xào tỏi hay nộm rau muống cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
Giá đỗ Giá đỗ rất giàu vitamin, nhất là Vitamin C, khoáng chất, Amino axit, Protein và Phytochemicals… giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh tật,Bạn có thể xào giá đỗ với thịt bò, làm nhân nem hay ăn sống cũng đều ngon và giúp thanh nhiệt rất tốt.
Dưa chuột Dưa chuột chứa nhiều nước, tính mát, có tác dụng chống viêm. Bên cạnh đó, dưa chuột chứa hàm lượng Fisetin có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng hay quên.
Mướp đắng (khổ qua)
Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Rau cần tây
Còn gọi là cần tàu, cần, có vị ngọt, thơm, hắc, không độc, tính mát. Với dược năng giải nhiệt, hạ khí, giãn thần kinh, lợi tiểu. Giúp tiêu hóa, điều hòa khí huyết. Trừ phong nhiệt, thành ruột. An thần tĩnh trí, trị nhức đầu. Điều kinh, trị xích bạch đới. Có thể ăn sống hoặc xào nấu với thịt, tôm cá.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay