Hàng trăm vi khuẩn, dịch bệnh từ chiếc THỚT GỖ trong bếp mà ra
9:30 AM | 12/09/2018
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng vật dụng quen thuộc trong bếp lại ẩn chứa hàng trăm loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe mà ngày nào bạn cũng dùng.
- 8 dấu hiệu bệnh nguy hiểm phụ nữ thường phớt lờ
- Chảy máu chân răng là triệu chứng bệnh nguy hiểm?
- Bí quyết bảo quản thức ăn đúng cách tránh bị tiêu chảy
- Mách mẹ các cách trị tiêu chảy bằng gừng
- Bệnh tiêu chảy cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thớt gỗ là vật dụng quen thuộc không thể thiếu khi chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, vì sử dụng sai cách, chúng ta đã vô tình biến chúng trở thành ổ chứa đầy vi khuẩn.
Theo nhiều nghiên cứu, những vi khuẩn có nhiều trên bề mặt thớt như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và khi cơ thể hấp thụ sẽ gây bệnh.
Giáo sư Chuck Gerba thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cho biết, thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu. Nguyên nhân là do nhiều người có thói quen sử dụng một chiếc thớt gỗ quá lâu, vệ sinh không đúng cách… khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển, ủ mầm bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thớt gỗ:
- Mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt. Thớt dùng cho thực phẩm tươi sống có màu đỏ. Thớt dùng cho thực phẩm nấu chín có màu xanh. Thực phẩm trung gian như rau sống, rau chín thì dùng thớt màu vàng.
- Không dùng thớt quá lâu. 6 tháng đến một năm nên thay thớt một lần.
- Đa số gia đình bố trí bếp ăn ở chỗ kín, không có nhiều ánh sáng nên thớt thường để những chỗ tăm tối. Ánh nắng mặt trời là nguồn diệt vi sinh vật hiệu quả. Vì vậy, khi thiết kế nhà, nên thiết kế cho ánh sáng trong bếp, thoáng khí để làm khô được đồ vật.
- Gia đình nông thôn nên phơi thớt thường xuyên. Đây là một cách tốt để thớt tránh nhiễm khuẩn.
Chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng, nhiều người thường chỉ rửa sạch bằng nước lạnh rồi treo lên để ráo nước. Tuy nhiên, cách làm này không hoàn toàn loại bỏ hết những vi khuẩn tích tụ trên thớt. Sử dụng thớt chứa vi khuẩn để chế biến thức ăn có thể khiến cả gia đình bạn bị ngộ độc hoặc nhiễm nhiều căn bệnh khác.
Chính vì vậy, bạn cần rửa thớt đúng cách bằng nước ấm hoặc nước nóng, thêm một chút muối và chanh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn sau đó phơi khô ngoài trời nắng.
Thu Hương
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay