7 điều cấm kỵ khi ăn hồng ngâm, cẩn thận tắc ruột
11:00 AM | 15/10/2018
Hồng ngâm là một loại quả tốt nhưng đối với một số người nó lại trở thành một món ăn rất độc. Còn với người không mắc bệnh này, cũng cần lưu ý một số điều cấm kỵ khi ăn hồng ngâm để tránh bị ngộ độc.
- Hoa quả dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Loại quả mọc nhiều ở Việt Nam giúp điều trị tiểu đường hơn cả sử dụng thuốc
- Buổi sáng ngủ dậy mà có triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường
- Lưu ý khi điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em nhiễm khuẩn Hp
- Hiểu rõ hơn 7 điều về bệnh loét dạ dày
1. Không ăn hồng ngâm lúc đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói sẽ kết tụ thành bã thức ăn trong dạ dày và rất khó tiêu hóa, điều này rất nguy hiểm cho đường ruột và dạ dày.
2. Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi ăn khoai lang dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, hai thứ này khi gặp nhau sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.
Thậm chí hình thành sỏi không hòa tan trong dạ dày rất nguy hiểm.
3. Không ăn hồng khi ăn canh cua
Cũng giống như khi ăn hồng với khoai lang, hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, lưu lại trong dạ dày lâu ngày sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
4. Không ăn hồng sau khi ăn trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng khả năng rất cao gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Do đây là 2 thực phẩm có chứa thành phần kỵ nhau và không nên ăn chung.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh sau cần tránh xa hồng ngâm để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
5. Những người bị đường huyết phải tránh xa hồng ngâm
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên cao hơn so với khi bạn ăn những loại hoa quả khác.
Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì nên nói không với loại quả này, những người kém kiểm soát đường huyết cũng nên tránh ăn hồng ngâm.
6. Người thiếu máu không nên ăn hồng ngâm
Ăn hồng ngâm có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể do có chứa hàm lượng tanin khá cao. Do vậy, những người mắc bệnh thiếu máu thì hồng ngâm không khác gì một loại “quả độc”.
7. Người có thể trạng kém không nên ăn hồng ngâm
Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này. Do hồng ngâm có thể gây bệnh tiêu hóa như tắc ruột hay tạo cảm giác nôn nao cho người ăn phải.
Cụ thể hơn, hồng ngâm có vị chát, nên dễ bị kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non, sẽ bị tắc trong dạ dày và gây tắc ruột. Quả hồng ngâm cũng có tính hàn, không phù hợp với người bị cảm lạnh và suy nhược cơ thể.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay