Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Ăn cơm nguội nhiều không tốt cho sức khỏe

11:00 AM | 01/11/2018

Thói quen ăn cơm nguội hâm nóng rất phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại lớn cho sức khỏe.

Việc hâm nóng lại cơm nguội còn thừa của bữa ăn trước là chuyện xảy ra như “cơm bữa” ở mỗi gia đình. Điều này sẽ không có gì phải bàn cãi nếu bạn biết bảo quản cơm nguội đúng cách. Nếu không, dễ gây nên mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe gia đình từ chính thực phẩm tưởng chừng như vô hại này.

An com nguoi nhieu khong tot cho suc khoe

Ảnh minh họa

Không chỉ trong gia đình, trên hè phố mọc lên rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm. Trong đó, việc sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc còn đáng lo ngại hơn gấp nhiều lần.

Nói về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, những thắc mắc của người dân về việc ăn cơm rang ở các hàng quán nguy cơ xảy ra ngộ độc cao là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, tình trạng sử dụng cơm nguội để chiên rang ở các cửa hàng ăn uống là rất phổ biến. Và việc họ có sử dụng cơm nguội lâu ngày hay không khó mà kiểm chứng được.

Do vậy, việc ăn cơm rang thường xuyên là điều không nên, vì thực tế cơm rang cùng dầu mỡ có thể gây những triệu chứng khó tiêu cho người sử dụng. Chưa kể việc bảo quản cơm nguội và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở những quán cơm bình dân còn rất nhiều vấn đề cần phải được lưu tâm.

Còn theo Ths. Trần Quốc Hùng - giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít. Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.

“Theo tôi, các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm đã được bảo quản trong tủ lạnh”, Ths. Hùng khuyến cáo.

Theo ông, trong trường hợp ăn còn cơm thừa thì ngay khi cơm vẫn còn nóng, người dùng cần phải làm lạnh thật nhanh, có thể để cả ruột nồi cơm cho vào chậu nước lạnh sau đó cho làm nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.

Diệu Linh (T/H)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Đầu trang
tu van ke toan