Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Tin nổi bật »
  • Hội chứng Burn-Out: “sức tàn lực kiệt” tại nơi làm việc, liệu bạn có đang mắc phải?

Hội chứng Burn-Out: “sức tàn lực kiệt” tại nơi làm việc, liệu bạn có đang mắc phải?

12:00 AM | 17/03/2023

Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng và cạn kiệt sức lực mỗi khi đến chỗ làm, dù trước kia, bạn rất yêu thích công việc của mình? Nếu có, 99% là bạn đã mắc phải hội chứng burn-out, một hiện tượng tâm lý đang dần phổ biến đối với dân văn phòng ngày nay.

Hội chứng “Burn-Out” (Burn-out Syndrome, hay còn được gọi là hội chứng “cháy sạch”) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là một dạng hội chứng có liên quan đến tâm lý, do căng thẳng quá mức trong thời gian dài mà không được kiểm soát tốt, thường xảy ra ở nơi làm việc. Khi bị hội chứng burn-out, người mắc sẽ cảm thấy cơ thể bị mất hết sức lực, căng thẳng, quá tải vì không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên, cảm giác mình thất bại và không có năng lực trong công việc. Kéo dài tình trạng này khiến cho sự hứng thú với công việc bị mất đi, sau dần sẽ không xem công việc là niềm yêu thích mà chỉ là nghĩa vụ bắt buộc phải làm.

Thông thường, tình trạng này có thể xảy ra với mọi đối tượng - với mọi loại công việc, nhưng dựa trên nhiều thống kê cho thấy, dân văn phòng là nhóm chiếm đa số.

Hoi chung Burn-Out: “suc tan luc kiet” tai noi lam viec, lieu ban co dang mac phai?

Theo nghiên cứu của WHO, độ tuổi dễ bị tổn thương bởi hội chứng burn-out nhất hiện nay chính là giới trẻ từ 20 - 26 tuổi (genZ đang là thế hệ tiên phong của xã hội nên được kỳ vọng cao) và từ 35 - 45 tuổi (người vốn đã quen với những điều lệ cũ buộc phải thay đổi để thích nghi với những thay đổi mới) (Ảnh: Internet)

Thực tế, hội chứng này vốn đã len lỏi xuất hiện từ rất lâu nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Cho đến hiện tại, thời đại 4.0 với nhiều bước chuyển mình trong công nghệ đã trở thành một thách thức lớn với tất cả mọi người, nếu không cố gắng để cải thiện hiệu suất và nâng cấp bản thân- họ có thể bị đào thải trong tương lai. Và chính từ điều này, áp lực về công việc và thành tựu sự nghiệp, khao khát khẳng định năng lực dần trở thành một gánh nặng đè lên đôi vai của mọi người, và âm thầm dập tắt nhiệt huyết và mục tiêu của mọi người theo thời gian.

Hội chứng “burn-out” có nguy hiểm hay không?

Sự thật thì hội chứng burn-out chỉ được WHO định nghĩa là một hội chứng tâm lý do căng thẳng trong công việc gây ra, và thuật ngữ này cũng chỉ được dùng ở môi trường làm việc chứ không dùng trong các lĩnh vực khác. Nên dưới góc nhìn y khoa, nó không được xem là một căn bệnh. Tuy nhiên, hội chứng burn-out rất nguy hiểm vì nó cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều căn bệnh tâm lý lẫn thể chất. Như thống kê từ các cơ sở y tế lớn tại Đức, mỗi năm nước này ghi nhận hơn 500.000 người bị “burn-out” và hơn nửa số đó đang phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe - điều này đã đủ để cho thấy mức độ nghiêm trọng của hội chứng này.

Nói rõ hơn, theo các chuyên gia tâm lý học, hội chứng burn-out xảy ra phần lớn là vì căng thẳng, yếu tố này theo thời gian sẽ làm suy yếu các tế bào thần kinh trung ương và cũng khiến bạn tìm đến những thứ gây hại sức khỏe như: đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ/ nhiều đường, chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,... để giải tỏa. Khi này, bạn sẽ phải đối mặt với những căn bệnh sau:

1. Trầm cảm và tổn thương thần kinh

Mắc hội chứng burn-out có thể khiến người bị cảm thấy trầm uất, mệt mỏi, căng thẳng và dần dần khởi phát bệnh trầm cảm. Theo nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở giới văn phòng đang gia tăng chóng mặt trong thời gian gần đây.

Tiếp nối với tình trạng trầm cảm kèm theo căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ. Lâu dần dẫn đến chứng bệnh tâm thần phân liệt. Trên thực tế, những người mắc chứng bệnh này thường không biểu hiện ra ngoài quá nhiều nên cũng không ai biết họ có mắc bệnh hay không.

Hoi chung Burn-Out: “suc tan luc kiet” tai noi lam viec, lieu ban co dang mac phai?

Để hạn chế bản thân không bị căng thẳng quá nhiều, bạn nên thân thiện và tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình, để cùng chia sẻ những khó khăn với nhau giúp giải tỏa được những áp lực mà bản thân mình đã và đang gánh phải, từ đó giúp có một tâm lý ổn định và thoải mái hơn (Ảnh: Internet)

2. Bệnh thiếu máu lên não

Thống kê từ Bộ Y tế cho biết, nhân viên văn phòng sau một thời gian làm việc sẽ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu lên não. Điều này được giải thích là do nhân viên văn phòng làm việc quá nhiều trước máy tính mà không có thời gian nghỉ ngơi, kèm theo việc chịu áp lực lớn do hội chứng burn-out nên đã khiến những cục máu đông hình thành và làm cản trở quá trình tuần hoàn máu, lúc này máu không được bơm đủ lên não gây ra bệnh thiếu máu não.

3. Tiểu đường loại 2 và ung thư

Như đã nói ở trên, căng thẳng quá mức trong công việc có thể sẽ khiến bạn tìm đến những thứ không tốt để giải trí. Điều này theo thời gian sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề như: tăng cholesterol xấu trong máu, cao đường huyết, cao huyết áp,... và dẫn tiến triển đến nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường loại 2 hay bệnh tim mạch.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng quá mức cũng có thể làm sản sinh ra nhiều tế bào đột biến và gây hư hại các tế bào bình thường trong cơ thể, sau đó sẽ phát triển thành các khối u xâm lấn và gây ra bệnh nhiều loại bệnh ung thư.

Cần làm gì để “thắp lửa” cho công việc hiệu quả hơn?

1. Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể, thực tế và vừa sức

Cấp trên sẽ ấn tượng với bạn hơn dựa vào việc bạn đã hoàn thành tốt những gì được phân công hơn là nhận nhiều việc về làm. Việc nhận nhiều việc để tạo hình tượng bạn là một người chăm chỉ thật sự rất ấu trĩ, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân, nếu bạn không thể hoàn thành những công việc đó, điều gì sẽ xảy ra?

Nhìn hệ quả trước mắt, thì có lẽ bạn sẽ phải nỗ lực và bỏ nhiều công sức để hoàn thành nó, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn dù ít dù nhiều. Và xa hơn, thì việc cấp trên thất vọng hay đánh giá thái độ trong công việc không tốt là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu “muốn tạo ấn tượng tốt và chứng minh được năng lực với cấp trên” là mục tiêu của bạn, thì bạn chỉ nên nhận những việc nào phù hợp với năng lực của mình nhất, cảm thấy thoải mái khi sắp xếp thời gian để hoàn thành nó một cách sớm nhất và cuối cùng là tập trung hoàn toàn vào nó, điều đó không chỉ giúp bạn nâng cao được năng suất mà còn có thể tạo ra một kết quả tốt đẹp hơn.

2. Hãy nói “không” và ngừng “multi-tasking"

Dạo gần đây, khái niệm “multi-tasking" (tạm dịch: đa nhiệm - ý chỉ có thể làm được nhiều việc khác nhau) đang ngày càng phổ biến và được nhiều người theo đuổi. Bạn nghĩ đây là một kỹ năng tuyệt vời? Có thể là không đâu.

Đừng để bản thân phải “đa nhiệm" nếu những việc trước đó chưa được hoàn thành một cách tốt nhất. Điều đó có thể khiến bạn bị sếp đánh giá là “bao đồng". Và trên thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trở nên đa nhiệm có thể làm giảm năng suất trong công việc của bạn đến 40%. Nhằm hạn chế tình huống “đa nhiệm” theo cả chủ động lẫn bị động, bạn hãy học cách nói “không" vào những lúc cần thiết - điều đó có thể giúp tăng năng suất trong công việc của bạn hơn.

Hoi chung Burn-Out: “suc tan luc kiet” tai noi lam viec, lieu ban co dang mac phai?

Hãy nói “không” mỗi khi bản thân đang có xu hướng muốn trì hoãn và lười biếng, và cũng hãy nói “không” một cách cứng rắn với những lời nhờ vả của đồng nghiệp khi công việc của bạn còn dang dở hay những lúc bạn chưa sẵn sàng (Ảnh: Internet)

3. Hãy nghỉ ngơi nếu cảm thấy không ổn

Điều quan trọng để “lửa luôn được thắp” chính là hãy theo dõi xem lúc nào “lửa sắp tắt” mà mồi thêm. Con người cũng vậy, để nhiệt huyết và năng lượng trong công việc luôn tràn trề, bạn nên theo dõi sức khỏe thể chất và tinh thần của mình, nếu cảm thấy không ổn thì nên xin nghỉ phép để có thể dành thời gian hồi phục bản thân. Chúng ta luôn lấy lại năng lượng nhanh nhất khi có nhiều thời gian hơn dành cho chính mình.

4. Xây dựng lối sống khoa học - lành mạnh

Bạn hãy chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Kèm với đó là ngủ đủ giấc để luôn tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Và đừng quên dành ra 30 phút vận động mỗi ngày để thúc đẩy trao đổi chất, nâng cao sức khỏe và tinh thần, nhằm chống lại mọi sự tác động của burn-out nhé.

Mặc dù sự xuất hiện của hội chứng “cháy sạch” trong công việc có thể mang lại nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, thế nhưng WHO đã không ghi nhận burn-out là một loại bệnh, mà là một hội chứng tâm lý. Chỉ cần chúng ta sắp xếp công việc và dung hòa mọi khía cạnh trong cuộc sống thật tốt, thì việc đối phó với burn-out là hoàn toàn có thể.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Đầu trang
bao cao ke toan