Những phát hiện mới đầy bất ngờ về virus Corona
12:00 AM | 11/04/2020
Virus gây ra Covid-19 có thể sống trên lớp ngoài của khẩu trang đến 7 ngày. Hiện virus này tiếp tục đột biến và đã có ít nhất 8 biến thể trên toàn cầu...
- Vì sao đàn ông có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn nhiều lần so với phụ nữ?
- Cách khử trùng quần áo tại nhà để phòng tránh nguy cơ lây lan virus COVID-19
- Những hậu quả nghiêm trọng do lạm dụng việc nước rửa tay khô trong mùa dịch COVID-19
- PGS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo quan trọng về loại thuốc có thể điều trị COVID-19
- Không chỉ đeo khẩu trang là phòng được bệnh, COVID-19 còn lây qua những vật dụng quen thuộc này
Virus gây ra Covid-19 có thể sống trên khẩu trang 7 ngày
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong đã chỉ ra rằng, virus gây ra dịch Covid-19 có thể sống trên lớp ngoài của khẩu trang đến 7 ngày. Đây là thời gian tồn tại lâu nhất trong các loại bề mặt.
Khẩu trang y tế là bề mặt tồn tại virus SARS-CoV-2 lâu nhất theo nghiên cứu của Đại học Hong Kong. |
Các nhà nghiên cứu này cũng cho biết, mầm bệnh gây ra Covid-19 sẽ biến mất trong vòng 3 giờ trên các bề mặt như giấy in, giấy lụa. Chúng có thể tồn tại trên tiền giấy tối đa 4, và sống được từ 4-7 ngày trên thép không gỉ và nhựa.
Như vậy, thời gian virus này tồn tại trên bề mặt khẩu trang là quá lâu, điều này lý giải kĩ hơn cho việc vì sao chúng ta không nên chạm tay vào khẩu trang và cần phải học cách đeo khẩu trang cho đúng.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, virus gây ra dịch Covid-19 không chịu được các loại thuốc tẩy rửa, nước rửa tay và xà phòng. Vì thế, rửa tay luôn là biện pháp được khuyến khích và hiệu quả nhất. Sau đó là từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt, mũi, miệng khi chưa xử lý vệ sinh tay cẩn thận.
Virus corona tiếp tục đột biến, đã có ít nhất 8 biến thể trên toàn cầu
Tiến sĩ sinh vật học Trevor Bedford thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), qua nghiên cứu bộ gien của virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 từ các phòng thí nghiệm trên thế giới gửi về, cho biết loại virus này có ít nhất 8 biến thể khác nhau.
Virus gây dịch Covid-19 đã có ít nhất là 8 biến thể trên toàn cầu - (Ảnh minh họa). |
Tốc độ đột biến của virus này với khoảng 2 biến thể mới mỗi tháng. Đây được cho là điều bình thường đối với các loai virus. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus không trở nên nguy hiểm sau mỗi lần tiến hóa.
Các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ) cũng vừa tạo ra cấu trúc 3 chiều của virus corona chủng mới, cho thấy virus này sử dụng những cái gai trên bề mặt gọi là “protein gai” để bám vào thụ thể ACE-2 trên bề mặt của tế bào trong cơ thể người và sau đó lây lan rộng.
“Protein gai” giúp virus corona chủng mới gây dịch Covid-19 bám chặt hơn gấp 4 lần so với chủng virus corona gây bệnh SARS trong giai đoạn 2002-2003.
Phát hiện 3 biến thể virus gây bệnh dịch COVID-19 ở Việt Nam
Mới đây, PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Covid-19, các nhà khoa học của Viện đã phân tích rất kĩ và phát hiện virus SARS-CoV-2 đã đột biến thành các biến thể khác nhau.
Virus corona SARS-CoV-2 tại Việt Nam đã tiến hóa, khác biệt so với trước đây - (Ảnh minh họa). |
Theo đó, ngay từ khi có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của viện đã nghiên cứu nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2, từ mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân. Đến nay đã phát hiện 3 nhánh khác nhau với chủng virus ban đầu tại Vũ Hán. Sự khác biệt dựa trên sự khác biệt về vật liệu di truyền.
PGS - TS Mai đánh giá: "Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã qua 2 đợt dịch. Khi phân tích các virus trên bệnh phẩm từ các bệnh nhân, kết quả cho thấy, virus gây bệnh Covid-19 đã tách thành 3 nhóm khác hẳn nhau. Giai đoạn trước, các bệnh nhân là những người về từ châu Á, còn giai đoạn hiện nay, các bệnh nhân nhiễm virus có nguồn gốc bắt đầu từ châu Âu chiếm đa số. Virus mà ta phân lập được trên ca bệnh Covid-19 về từ châu Âu thì khác với virus gây bệnh tại châu Á".
Hiện tại, các nhà khoa học của Viện chưa khẳng định về độc lực của virus này liên quan đến nguồn gốc địa lý, nơi mà chúng tồn tại. Tuy nhiên, nó rất khác, khác biệt rõ rệt, có tiến hóa.
Về thông tin cho rằng độc lực của virus từ châu Âu mạnh hơn khi có rất nhiều người trẻ mắc Covid-19 về từ khu vực này bị tổn thương phổi khá nặng, PGS Mai cho rằng đây chỉ là thông tin dự đoán, hiện chưa có bằng chứng để chứng minh virus từ vùng nào mạnh hơn.
Ánh Dương
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay