Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Những bệnh thường gặp khi gió mùa và cách phòng tránh

11:00 AM | 15/10/2018

Mùa gió mùa đã tới cùng với những làn gió mát lạnh, nhưng kéo theo đó là những căn bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh do nhiễm virus.

Ths, BS. Nguyễn Như Vinh (Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho hay, vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.

Các bệnh nhiễm khuẩn thông thường là cảm lạnh, ho, đau họng, sốt do virus, dị ứng, tiêu chảy và sốt rét. Thời tiết gió mùa sẽ làm cho virus lây lan và gây bệnh dễ dàng hơn, vậy nên sốt siêu vi trở thành một bệnh hết sức phổ biến trong mùa mưa.

1. Cảm cúm

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết và cảm cúm dễ xảy ra.

Cảm cúm có những biểu hiện như: Sốt, ngứa/ đau rát họng; Chảy nước mũi/nghẹt mũi; Hắt hơi, chảy nước mắt; Có thể sốt đến 39 độ C.

Cách phòng tránh: Tăng cường rau xanh, củ quả; Bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi; Uống nhiều nước; Rửa tay xà phòng thường xuyên; Súc miệng nước muối vài lần mỗi ngày

2. Viêm phổi

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể, đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.

Viêm phổi có những biểu hiện như: Ho khan; Ho khạc đờm trắng đục/ xanh/ vàng; Ho ra máu; Tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh

Cách phòng tránh: Mặc đủ ấm. Ăn đủ chất, bổ sung vitamin C; Vệ sinh răng miệng kỹ càng; Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng.

3. Viêm họng

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Khi giao mùa nhất là mùa đông thì viêm họng là bệnh dễ mắc phải nhất cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do các bác sỹ nhận định là do vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virus gây lên.

Cách phòng tránh: giữ ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi tránh khói bụi khi ra đường, uống nhiều nước, tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.

4. Viêm xoang

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Nhất là vào mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…

Cách phòng tránh: Giữ ấm vùng ngực, cổ, mũi; Dùng hai lòng bàn tay chà xát vào nhau rồi xoa nhẹ lên cánh mũi, miệng; Không tắm nước lạnh; Không tắm vào sáng sớm và đêm khuya; Vệ sinh mũi họng; Bổ sung khoáng chất; Omega-3; Vitamin A, C

5. Mề đay

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Có những biểu hiện như: Nổi nốt đỏ trên da (chỉ vài mm/vài cm) kèm ngứa ngáy; Rêu lưỡi trắng đục; Nước tiểu đục; Nổi mẩn nhiều hơn khi gặp lạnh.

Cách phòng tránh: Mặc đủ ấm; Tắm bằng nước ấm vừa đủ; Giữ gìn vệ sinh răng, miệng, mũi, họng.

6. Suy tim

Nhung benh thuong gap khi gio mua va cach phong tranh

Những người có bệnh lý về tim mạch thường bị lại vào giao mùa thu. Nguyên nhân là khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, đặc biệt là suy tim.

Có những biểu hiện như: Huyết áp tăng; Nhức đầu phía sau gáy/trước trán (vào buổi sáng); Chóng mặt, ngất xỉu; Nặng ở ngực và hơi khó thở; Cảm giác nặng đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái; Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút; Chảy máu cam nhiều lần.

Cách phòng tránh: Uống đều đặn thuốc tim mạch; Theo dõi huyết áp tại nhà 2 lần/ngày; Giữ ấm cơ thể; Thể dục, thể thao phù hợp; Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu.

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa:

- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động.

- Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

- Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.

- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

Hoài Nguyễn (T/H)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Đầu trang
ke toan viet nam