Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Hai phương pháp chế biến thực phẩm hạn chế sinh các chất gây ung thư, bạn cần phải áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe

Hai phương pháp chế biến thực phẩm hạn chế sinh các chất gây ung thư, bạn cần phải áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe

5:00 AM | 29/12/2020

Mặc dù, cách chế biến chiên, nướng… giúp thức ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn nhưng chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt nguy cơ ung thư. Các chuyên gia cho biết, hai phương pháp chế biến hấp, luộc được coi là mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Hầu hết các gia đình hiện nay có xu hướng ăn “lệch chuẩn” so với lối sống cân bằng khoa học. Thay vì chọn các món ăn hấp, luộc… tốt cho sức khỏe, hạn chế được mắc các loại bệnh thì họ chọn các món ăn đậm vị được chế biến ở nhiệt độ cao như: chiên, nướng... Về mặt dinh dưỡng và sức khỏe, việc thường xuyên ăn các món ăn chiên, nướng ở nhiệt độ cao sẽ gây tác động xấu tới cơ thể.

Hai phuong phap che bien thuc pham han che sinh cac chat gay ung thu, ban can phai ap dung ngay de bao ve suc khoe

Việc nướng thực phẩm trên bếp than bao gồm cả than đá và than hoa cũng tạo ra nhiều khí CO rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì sao các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp chiên nướng ở có thể gây hại cho sức khỏe?

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Khi thức ăn được chế biến trực tiếp trên lừa có thể hình thành các chất như:

- Các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng: Được hình thành khi mỡ của thịt, cá, nước rau củ nhỏ xuống than hồng bên dưới gây cháy và khói bốc lên dính vào bề mặt thức ăn. Các chất này có khả năng gây đột biến gen, tăng nguy cơ ung thư ruột, bàng quang và thận…

- Các sản phẩm glycate hóa tiến triển: Khi thức ăn được nướng hoặc chiên trên lửa sẽ sinh ra chất AGE - hợp chất glycate hóa làm thức ăn giòn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, khi ăn vào cơ thể, chất AGE sẽ đi vào các ngóc ngách của mạch máu, tế bào làm tổn thương các mô lành, gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp.

- Các hợp chất acrylamide: Được hình thành khi các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, bánh mì… được chiên hoặc nướng trên nhiệt độ cao (thực phẩm càng có màu nâu thì lượng acrylamide càng cao). Các nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ nhiều acrylamide trong thời gian ngắn có thể dẫn đến ung thư và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương ở người.

Ngoài ra, khi chiên rán, dầu chiên kết hợp với mỡ sẵn có trong thực phẩm, có thể gây thừa cân béo phì, mỡ máu, các bệnh lý rối loạn chuyển hoá…

Mách bạn hai phương pháp chế biến thức ăn, hạn chế ung thư và các vấn đề sức khỏe khác

Các chuyên gia cho biết, để giảm nguy cơ ung thư và các bệnh lý khác, thay vì dùng phương pháp chiên, nướng, các bà nội trợ chỉ nên hấp hoặc luộc thức ăn. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho rằng, phương pháp luộc hoặc hấp là những phương pháp giúp thực phẩm ít chịu tác động của nhiệt nhất, nên hạn chế hoặc không hình thành các chất có hại, từ đó ít nguy cơ ung thư và mắc các bệnh khác hơn. Ngoài ra, với phương pháp này, thực phẩm vẫn có thể đảm bảo được chất dinh dưỡng tốt nhất.

Hai phuong phap che bien thuc pham han che sinh cac chat gay ung thu, ban can phai ap dung ngay de bao ve suc khoe

Phương pháp luộc giúp giữ lại màu sắc, các loại vitamin và khoáng chất có trong rau nhưng sẽ loại bỏ loại bỏ các vi sinh vật.

Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy rằng: Khi được hấp hoặc luộc, các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B, C, axit pantothenic, phốt pho, kali, kẽm… trong rau củ đều được bảo toàn. Ngược lại, khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng… thì những chất chất này đã không còn nữa.

Với các loại thịt như heo, bò, cừu… khi được hấp hoặc luộc, chất béo sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng không bạn không phải cần cho thêm dầu ăn vào khi chế biến, nên bữa ăn cũng trở nên thanh đạm nhẹ nhàng hơn.

Bí quyết làm món hấp hoặc luộc thêm hấp dẫn

Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng hầu hết mọi người không thích món hấp, luộc là do chúng không đậm vị, và đơn điệu. Các chuyên gia khuyên rằng, để tăng thêm hương vị và màu sắc cho các món hấp, luộc các bà nội trợ có thể làm như sau:

- Với các món luộc: Có thể sử dụng kèm các loại nước chấm như nước mắm gừng, nước mắm ớt, sốt chua ngọt…

- Với các món hấp: Thêm vào các loại gia vị như gừng, củ hành, hành lá, tiêu, ớt… hoặc các loại lá thơm trước khi hấp. Nếu hấp gà, cá, thịt heo… thì có thể ướp gia vị từ 30 phút đến 1 giờ trước khi hấp.

Qua bài viết trên đây, mong rằng các bà nội trợ sẽ chú ý hơn trong phương pháp chế biến thức ăn: Hạn chế ăn các món chiên, nướng và ưu tiên các món luộc hấp. Từ đó có thể hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh cho bản thân và cả gia đình.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan acb