6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, cần xử lý ngay kẻo hối không kịp
8:00 AM | 25/11/2021
Cơ thể của chúng ta là một hệ thống hoàn chỉnh rất phức tạp, mọi thứ trên cơ thể được kết nối với nhau theo một cách nào đó. Và đó là lý do tại sao khi có một bộ phận xuất hiện vấn đề, nó sẽ gửi thông báo đến các bộ phận khác của cơ thể như một dấu hiệu cảnh báo.
- Vì sao đạp xe đi làm được xem là bí quyết kéo dài tuổi thọ?
- Bí quyết ăn uống lành mạnh: Cách hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn từ 9 loại thực phẩm chúng ta thường ăn
- 4 bí quyết gọi sữa về tràn trề, mẹ tha hồ cho trẻ bú no nê
- Bí quyết ăn tối thoải mái nhưng giúp bạn giảm cân một cách thần kỳ
- Bí quyết cải thiện làn da không đều màu trong mùa nắng nóng?
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
1. Cổ xuất hiện những vết nhăn sâu
Cố xuất hiện những vết nhăn sâu cảnh báo nguy cơ loãng xương. |
Phụ nữ sau mãn kinh sản xuất ít estrogen hơn nhu cầu của cơ thể để duy trì độ bền của xương. Và nếp nhăn sâu ở cổ là một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy xương đang trở nên giòn hơn và kém đặc hơn. Điều này có nghĩa là nguy cơ gãy xương cao hơn nhiều. Bổ sung canxi và vitamin D có thể là một ý tưởng rất tốt để tránh loãng xương.
Những nếp nhăn này cũng có thể cho bạn biết rằng bạn nên kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Nếu tình trạng bệnh tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và không được điều trị, nó có thể bắt đầu xuất hiện trên cổ của bạn và các vùng khác.
2. Vết loét trên miệng và lưỡi của bạn
Những lý do phổ biến nhất cho sự xuất hiện của vết loét là hút thuốc, dị ứng, vô tình cắn vào lưỡi và bị viêm. Tuy nhiên, nếu không gặp phải các vấn đề trên, bạn có thể bị thiếu vitamin-B12, sắt hoặc folate. Việc thiếu hụt này không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay lập tức mà về lâu về dài sẽ dẫn đến nhiều vẫn đề nguy hiểm.
Một số dấu hiệu cảnh báo khác có thể là mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim không đều và yếu cơ. Nếu bạn gặp phải tất cả những triệu chứng này, bạn cần thực hiện một số thay đổi mạnh mẽ đối với chế độ ăn uống của mình và bắt đầu dùng các chất bổ sung cần thiết.
3. Móng tay, da tay bong tróc và xuất hiện các đốm trắng trên móng tay
Những lý do phổ biến nhất khiến móng tay và da tay bị bong tróc là do thiếu sắt và mất nước. Nếu thiếu sắt không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến thiếu máu, cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như đau ngực. Những lý do khác dẫn đến vấn đề này có thể là do tuyến giáp kém hoạt động, bệnh phổi hoặc thậm chí là bệnh thận. Cách tốt nhất để khắc phục tại nhà là thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất sắt và giữ ẩm cho móng tay.
Và nếu bạn bắt đầu nhận thấy những đốm trắng trên móng tay của mình, có 4 lý do có thể xảy ra: dị ứng, nhiễm nấm, chấn thương hoặc thiếu khoáng chất. Bạn nên chú ý kỹ hơn đến lý do cuối cùng vì nó sẽ cần được điều trị cẩn thận hơn. Kẽm và canxi là những thủ phạm phổ biến nhất cho sự thiếu hụt này, và bạn nên làm xét nghiệm máu đầu tiên.
4. Nứt gót chân
Nứt gót chân có thể do khô da, thời tiết lạnh hoặc do bạn đứng nhiều giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh chàm, suy giáp và tiểu đường. Bạn có thể xử lý gót chân bằng cách ngâm chúng trong nước trong 20 phút và chà chúng bằng đá bọt. Sau đó, bạn sẽ cần thoa một loại kem dưỡng ẩm nặng bao gồm axit lactic, dầu jojoba hoặc bơ hạt mỡ.
Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ nếu các phương pháp điều trị tại nhà không cải thiện được tình trạng.
5. Đỏ xung quanh mũi, má và trán
Rosacea là nguyên nhân số 1 gây mẩn đỏ quanh những khu vực này và chỉ riêng ở Hoa Kỳ, nó đã ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người. Những người trên 30 tuổi và có làn da trắng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn vì Rosacea hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em. Một số dấu hiệu phổ biến nhất là đỏ bừng, mẩn đỏ dai dẳng, nốt sần và mụn mủ và giãn mạch máu. Các dấu hiệu khác ít phổ biến hơn bao gồm kích ứng mắt, da dày lên và sưng tấy.
Cách điều trị bệnh rosacea thường là dùng thuốc bôi và thuốc uống mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng laser để loại bỏ bất kỳ mạch máu nào có thể nhìn thấy được.
6. Mắt sưng húp hoặc thậm chí sưng tấy
Nếu bạn không bị nhiễm trùng và không bị dị ứng với bất cứ thứ gì và bạn vẫn bị sưng mắt, thì có một nguyên nhân đằng sau hiện tượng này. Tiêu thụ quá nhiều muối dẫn đến lượng nước bị giữ lại nhiều hơn trong cơ thể và khuôn mặt của bạn, bao gồm cả vùng da dưới mắt. Bạn sẽ cần cắt giảm lượng muối tiêu thụ và có thể tăng lượng kali. Một số nguyên nhân khác có thể là do bệnh Grave, tắc ống dẫn nước mắt, hút thuốc và ngủ không đủ giấc.
Chườm lạnh, đắp túi trà và mát xa mặt là một số cách đơn giản nhất mà bạn có thể tự làm. Tuy nhiên, nếu vết sưng không biến mất, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để biết nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Những dấu hiệu tuy nhỏ nhưng có thể cảnh báo sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề, do vậy, chúng ta cần chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh phát hiện quá muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay