5 thức tập đơn giản sẽ mãi mãi làm thay đổi cuộc đời bạn
3:00 PM | 10/06/2019
Peter Kelder, tác giả cuốn "The Fountain of Youth", đã trình bầy lời kể chuyện của Ðại Tá hồi hưu Bradford trong Quân Ðội Hoàng gia Anh. Ông Bradford đã bỏ 4 năm qua Ấn Ðộ và thám hiểm Himalaya, đã học được những nghi thức tập luyện của các Lạt Ma Tây Tạng và đã trẻ lại 15 tuổi.
- 5 bài tập nâng cơ mặt xóa nếp nhăn vùng mắt, miệng và trán
- 4 bài tập đơn giản nhất giúp đánh tan MỠ ĐÙI TRONG, giúp bạn tự tin đi biển mùa hè này
- Chỉ 1 bài tập NẰM THỞ trong vòng 10 phút sẽ giúp thư giãn tinh thần bụng và giảm mỡ bụng
- 4 bài tập tăng cường sức khỏe toàn diện dành cho chị em ngoài tuổi 40
- Bài tập 5 ngón tay cực đơn giản giúp hết đau nhức và bực bội
Nhiều người đã thực hành theo sách của Peter Kelder và đã phát biểu ý kiến là “trông trẻ hơn”, “tóc mọc trở lại”, “dồi dào sinh lực”, “trí nhớ tốt hơn”, “tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ”, “thân thể thon gọn”, “chữa trị viêm khớp”, “chữa trị các chứng viêm xoang”, “chữa trị đau nhức” và “chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa”...
Chúng tôi xin trình bày hình ảnh và lời chỉ dẫn cách tập luyện 5 bài tập (hay là 5 Thức) của Tây Tạng xưa được hiểu như là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực:
Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.
Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh tật thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 “Thức” như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya.
Bài tập 1
Mục đích của bài tập này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
1. Giương thẳng hai tay ra theo chiều ngang và xoay tròn cho đến khi chóng mặt. Lưu ý là phải xoay tròn từ trái sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
2. Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Lúc đầu chỉ nên tập cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt. Sau khi đã tập luyện cả 5 bài sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.
Ðể giảm sự chóng mặt, trước khi bắt đầu xoay hãy tập trung tầm nhìn vào một điểm trước mặt và khi khởi sự xoay hãy nhìn thẳng vào điểm đó càng lâu càng tốt. Sau mỗi vòng xoay hãy hướng tầm mắt thật nhanh về điểm đó. Như thế sẽ đỡ chóng mặt.
Bài tập 2
Mục tiêu của bài tập này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.
1. Nằm dài trên sàn, tốt nhất trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm đệm bằng phẳng; mặt ngẩng lên.
2. Nằm duỗi lưng, thẳng người, hai cánh tay buông dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.
3. Tiếp theo, nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực. Ðồng thời nhắc hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng.
4. Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thưc hành lại.
Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.
Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.
Bài tập 3
Phải thực hành ngay sau bài tập thứ hai.
1. Quỳ gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực.
2. Tiếp theo, ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa.
3. Cong người xong lại trở về tư thế cũ. Lặp lại bài tập thứ ba này.
Cũng như bài tập thứ hai, khi tập bài tập số 3 này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định. Hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hít thở càng sâu càng tốt.
Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.
Bài tập 4:
1. Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đặt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
2. Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể.
3. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của bài tập này.
Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Bài tập 5:
Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các ngón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
1. Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống.
2. Tiếp đó, cúi đầu càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực.
3. Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại toàn bộ thức này.
Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống.
NGUYÊN TẮC TẬP:
Đều đặn là khía cạnh quan trọng nhất trong phương pháp này. Hãy thực hiện ít nhất là mỗi ngày một lần.
Để thu được hiệu quả tối đa, hãy tăng lượt tập theo lịch sau:
Tuần 1: lặp lại mỗi bài 3 lần trong 1 ngày;
Tuần 2: lặp lại mỗi bài 5 lần trong 1 ngày;
Tuần 3: lặp lại mỗi bài 7 lần trong 1 ngày;
Như vậy trong 10 tuần lễ có thể thực hiện mức tối đa là mỗi bài tập 21 lần trong một ngày.
Nếu bạn bỏ lỡ một ngày, hãy tập lại lịch của tuần trước.
Thời gian tập: Có thể thực hành vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy theo giờ giấc thuận tiện. Sau khi đã tập luyện quen có thể dành thời gian để thực hành nhiều lần vào buổi sáng, và buổi tối chỉ thực hành 3 lần cho mỗi thức.
Hãy để bản thân nghỉ ngơi sau khi làm tất cả các thức - nằm xuống và thư giãn.
Hãy kiên trì, chắc chắn sau 1 tuần tập luyện bạn sẽ thấy sức khoẻ và cơ thể thay đổi một cách rõ rệt.
T.H
Theo tạp chí Sống Khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay