4 sai lầm khi sử dụng nước mắm gây hại cho cả nhà
3:00 PM | 13/01/2020
Nước mắm là một trong những loại gia vị được ưa chuộng của người Việt nhưng nếu sử dụng sai cách không chỉ khiến món ăn mất ngon mà còn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 sai lầm khi sử dụng nước mắm nhiều bà nội trợ gặp phải:
- Nguyên tắc sử dụng nước mắm bạn không bao giờ được quên
- Thận khỏe mạnh với những loại thức uống giải độc tự nhiên từ nguyên liệu có ngay trong bếp
- 8 loại ‘thần dược’ tốt cho thận
- Nguy cơ HỎNG THẬN chỉ vì 10 thói quen hàng ngày nhiều người mắc
- Bị sỏi thận phải kiêng thức ăn chứa canxi?
1. Dùng nước mắm để ướp thịt
Nhiều người thường dùng nước mắm để ướp thịt nhưng đây lại là một trong những sai lầm khi sử dụng nước nắm. Bởi lẽ việc này sẽ khiến thịt bị khô, cứng hơn so với khi dùng bột canh, muối hoặc đường. Vì vậy, với các món kho hoặc xào, tốt nhất bạn nên thêm nước mắm khi sắp nấu xong rồi tắt bếp.
2. Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Không ít người thường nêm nước nước nắm vào món canh khi nước đang sôi. Tuy nhiên, nêm nước mắm vào thời điểm này sẽ khiến một phần axit amin trong nước mắm biến mất, làm giảm hương vị của món ăn.
Hơn nữa, nêm nước mắm khi nước đang sôi sùng sục sẽ khiến nước canh có màu nâu sẫm không đẹp mắt, do lúc này các axit amin trong nước mắm đã kết hợp với đường trong thực phẩm. Lời khuyên dành cho các bà nội trợ là hãy tắt bếp rồi nêm nước mắm.
3. Nấu nước mắm trong thời gian dài
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấu nước mắm trong thời gian dài sẽ khiến các vitamin trong nước mắm bao gồm vitamin A, D, B12 và mùi vị của nó bốc hơi hết.
4. Sử dụng nước mắm cho mọi người
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ không nên nêm các loại gia vị như muối, đường, nước mắm,... vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do trẻ dưới 1 tuổi hệ thống tiêu hóa và thận còn non yếu, chưa cần nhiều muối, trong khi đó nước mắm lại chứa nhiều muối. Nêm nước nắm vào đồ ăn của trẻ sẽ khiến cơ thể của trẻ nạp nhiều muối, làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa và thận của trẻ.
Ngoài ra, những người mắc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch cũng nên hạn chế ăn nước mắm, bởi trong loại gia vị này có lượng muối rất cao, khiến bệnh tình của những người này thêm tồi tệ.
Cách chọn nước mắm ngon
Để chọn được loại nước mắm ngon, các bà nội trợ cần chú ý tới màu sắc, hương vị và độ đạm của nó. Cụ thể:
- Màu sắc: Nước mắm ngon thường có màu nâu cánh gián sậm, màu nâu vàng, trong và không có cặn đục.
- Hương vị: Nước mắm ngon sẽ có vị mặn ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng và có hương vị đặc trưng. Ngược lại, nước mắm không ngon có vị mặn chát từ đầu lưỡi đến cuống họng
- Độ đạm: Độ đạm trên 48 là loại nước mắm đặc biệt, loại thượng hạng có độ đạm trên 40, trên 24 là loại 1, trên 16 là loại 2, dưới 10 là không đạt tiêu chuẩn. Khi dùng, các bà nội trợ chỉ cần chọn nước mắm có độ đạm khoảng 25 là đã rất ngon.
Hà Phương
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay