Những thói quen tốt cần duy trì để tránh khô da vào mùa đông
12:00 AM | 19/12/2018
Da khô là một tình trạng rất phổ biến vào mùa đông do thói quen chăm sóc da không tốt. Để tránh tình trạng này cần duy trì những việc làm lành mạnh dưới đây.
- Đẹp da, mượt tóc, trị mụn... nhờ bia
- Bật mí 5 thời điểm da cần được xịt khoáng dành cho các nàng năng động
- Những cách trị thâm mụn hiệu quả trả lại cho bạn làn da trắng mịn
- 5 nguyên tắc làm đẹp da cơ bản bạn không thể không biết
- 4 sai lầm chị em hay mắc phải khi tẩy tế bào chết khiến làn da dễ bị tàn phá
Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
Nhiều người bị khô da do cơ thể thiếu nước vì vậy cần bổ sung thêm nhiều nước hơn. Tối thiểu mỗi người cần uống 8 cốc nước mỗi ngày. bởi cách đơn giản này sẽ giúp giảm khô da một cách hiệu quả.
Mát xa bằng dầu thông thường
Các chuyên gia khuyên mát xa bằng dấu ấm cho những người bị khô da nặng bởi mát xa bằng dầu ấm trước khi tắm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, do vậy ngăn ngừa khô da. Sau khi tắm, cũng có thể sử dụng chất làm mềm nhẹ như dầu dừa và lau khô chúng với một chiếc khăn mềm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng da khô.
Ăn uống lành mạnh
Những người bị khô da nên ăn nhiều các loại hạt giúp tăng cường làm ấm cơ thể. Họ cũng nên ăn nhiều rau cải hoặc cho thêm dầu oliu vào mỗi bữa ăn của mình. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa tác hại do khô da hiệu quả.
Tập luyện
Tập luyện rất có lợi cho những người thuộc nhóm da khô, nên chọn loại hình tập luyện bạn yêu thích để có thể kiên trì tập luyện đến khi có kết quả tốt. Tập thể dục đều đặn góp phần mang đến làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Tắm nước ấm
Vào mùa đông khi thời tiết lạnh đến, bạn nên hình thành thói quen tắm với nước ấm hoặc có độ nóng vừa phải vì chúng sẽ giúp tiếp thêm sinh lực và rất có lợi cho làn da bằng cách kích thích lưu thông và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chứa oxit kẽm và thành phần SPF30 sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ chống lại các yếu tố có hại cho làn da của bạn chắc khỏe hơn.
Tẩy lớp da chết ít nhất 2 lần một tuần
Tẩy lớp tế bào da chết ít nhất hai lần một tuần sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, cho phép da hấp thụ thêm nhiều độ ẩm bởi vào mùa đông, da mất nước và trở nên khô và nứt nẻ.
Ngủ đủ giấc
Người ta thường nói rằng "tiền không thể mua được sức khỏe", do đó việc thiếu ngủ, hay giấc ngủ không sâu trong một thời gian dài sẽ khiến tế bào da không được tái tạo một cách nhanh chóng. Đây là một trong những dấu hiệu bắt đầu của quá trình lão hóa da, do vậy bạn nên cố gắng không ngủ muộn để có thể bảo vệ làn da và cơ thể thật tốt.
***
Những thói quen nên tránh để bảo vệ da
1. Vô tư sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm mùa hè
Sản phẩm dưỡng ẩm là cần thiết quanh năm để giúp da bạn tăng độ mượt mà và mềm mại hơn.
Tuy nhiên, các sản phẩm vào mùa hè thường có độ dưỡng ẩm dịu nhẹ nên nếu bạn tiếp tục duy trì các sản phẩm này vào mùa đông có thể không đủ để bảo vệ da nên tình trạng khô da cũng không được cải thiện đáng kể.
Do đó, khi trời chuyển lạnh, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao hơn thì mới đủ khả năng để bảo vệ làn da chống khô ráp hiệu quả.
2. Tắm nước nóng quá lâu
Mùa đông, tắm nước nóng là lựa chọn tối ưu nhất để ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn tắm nước nóng trong thời gian quá lâu sẽ làm tẩy lớp dầu tự nhiên trên da khiến da mất độ ẩm nên tình trạng da khô và bong tróc càng nặng nề hơn.
Vì vậy, tắm nước nóng là điều cần thiết để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước vừa đủ ấm chứ đừng tắm nước quá nóng và tắm quá lâu để chống khô da hiệu quả hơn.
3. Sử dụng mỹ phẩm có cồn
Một số sản phẩm làm sạch da, kiểm soát dầu như nước hoa hồng, nước tẩy trang kém chất lượng có thể bị pha trộn một ít cồn và chính nồng độ cồn ít ỏi này có thể làm mất độ ẩm da và khiến da bạn khô hơn.
Do đó, vào mùa lạnh, đặc biệt là nếu da bạn bị khô thì nên hạn chế các sản phẩm này. Còn nếu có thói quen sử dụng thì bạn nên chọn sản phẩm chất lượng tốt để tránh tổn thương da nhé.
Hoài Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay