Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Những lý do dẫn đến đau thần kinh tọa

12:00 AM | 21/05/2020

Bệnh đau thần kinh tọa là một tình trạng dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc bị tổn thương. Nếu dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc bị tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân được cho là đau dây thần kinh tọa:

Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến gây ra đau dây thần kinh tọa. Khi đĩa đệm cột sống này dần bị thoái hóa và tổn thương, khiến bao xơ bị rách và nhân nhầy của đĩa đệm thoát vị ra ngoài và chèn lên các dây thần kinh hông (thần kinh tọa) gây ra các hiện tượng đau nhức và tế liệt thường gặp.

Các bệnh lý về cột sống: Hẹp cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa (thần kinh hông). Những cơn đau thần kinh tọa có thể bắt đầu từ thoái hóa cột sống, thắt lưng do xương đốt sống tại vùng này bị thoái hóa và chịu áp lực quá lớn, đè nén lên các dây thần kinh hông.

Nhung ly do dan den dau than kinh toa

Lao động nặng, sai tư thế: Những người lao động nặng, hoặc khuân vác vật nặng thường xuyên với tư thế không đúng cũng khiến cột sống chịu nhiều tổn thương. Những người làm các công việc vũ công, vận động viên, công nhân bốc vác… khiến cột sống vận động quá mức cũng tạo nhiều áp lực lên cột sống, gây nguy cơ đau thần kinh tọa.

Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Các chấn thương xương khớp như gãy xương, hay nhiễm trùng gây viêm cơ cũng như gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh hông, kéo theo những cơn đau thần kinh tọa.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau dai dẳng.

Cách xử lý khi bị đau dây thần kinh tọa

Bệnh nhân có thể nằm ngửa co chân sẽ đỡ đau hơn. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống các bác sĩ chỉ cố định đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng và chỉ định nằm nghỉ tuyệt đối. Chỉ khi bệnh đã ổn định hơn, người bệnh mới có thể đi lại, vận động.

Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng hỗ trợ. Đồng thời kết hợp vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ và có thể chườm nóng, chiểu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điên dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ khi đau thần kinh tọa.

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Đầu trang
công ty dịch vụ kế toán hà nội