Những loại thực phẩm cấm kỵ kết hợp cùng mật ong
3:00 PM | 13/09/2019
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất từ các loại hoa tự nhiên và được ứng dụng rộng trong làm đẹp, sản xuất mỹ phẩm, chữa bệnh, nấu ăn. Nhưng phải biết sử dụng đúng cách để không gây bệnh khi sử dụng.
- Không có thuốc kháng sinh nào tốt bằng mật ong
- Uống mật ong vào 5 thời điểm này để đạt hiệu quả tốt nhất
- 4 bài thuốc trị ho hữu ích từ mật ong
- 9 cách phân biệt mật ong thật - giả ngay tại chỗ
- Chuyện gì xảy ra nếu uống mật ong mỗi ngày?
Mật ong còn được gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược.
Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; quy vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc, trong đó có cả vị ô đầu, phụ tử.
Mật ong có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng do viêm họng cấp mạn tính, viêm amidal, táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Còn có thể dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh…
Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một phụ liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông dược.
Tuy nhiên, mật ong có phản ứng với một số thực phẩm khác như:
Mật ong kỵ tàu hũ nước đường
Tàu hũ vị ngọt, mặn, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Ăn chung với mật ong sẽ gây tiêu chảy. Nhiều loại enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tàu hũ “gặp nhau” sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
Mật ong kỵ với hẹ
Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng. Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với hành
Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải axit amin có trong hành sẽ gây phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể, hoặc sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Mật ong kỵ cá chép
Bà nội trợ nấu ăn mà kết hợp hai thứ này với nhau có thể sẽ khiến người thưởng thức bị trúng độc. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong kỵ với cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành, chúng ta vẫn ăn hằng ngày, còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
Mật ong kỵ với cua
Cua tính hàn, nếu sau khi ăn cua mà bạn uống mật ong sẽ gây kích thích đường ruột và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.
Mật ong kỵ với cá diếc
Cá diếc kỵ mật ong vì nếu ăn chung cá diếc với mật ong sẽ làm trúng độc kim loại nặng, hậu quả rất nghiêm trọng.
Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với đậu phụ
Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
Mật ong kỵ với cây thì là
Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Lưu ý khi sử dụng mật ong:
Nên nấu chín mật
Vì trong mật hoa có chứa một loại kiềm độc, hơn nữa lại chứa cả sáp ong và các tạp chất khác. Vì thế, sau khi mua về, bạn hãy cho mật vào nồi đun sôi, vớt bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt đi. Đợi cho mật nguội rồi múc vào bình ăn dần.
Không đựng mật vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Không pha với nước sôi
Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt. Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay