Nặn mụn vùng 'tam giác tử thần' trên mặt có thể gây tử vong
8:00 AM | 26/11/2019
Nặn mụn, nhổ lông mũi trên vùng khu vực từ đầu mũi đến các góc của miệng có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm, tê liệt mặt hoặc tử vong.
- Bật mí cách xông mặt 'đánh bay' mụn ẩn tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả
- Những tác nhân gây mụn cho da bạn vẫn “chung sống” lâu nay mà không hề hay biết
- Hết nóng trong, mụn nhọt nhờ uống 4 loại nước sau
- Nên làm gì sau khi nặn mụn để tránh sẹo, thâm
- Ba loại mụn trên da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm
Vùng "tam giác tử thần" cần tuyệt đối chú ý:
Chóp mũi
Phần dưới chóp mũi (hay phía trên môi) là nơi có huyệt đạo Nhân trung – huyệt đạo "hiểm", việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và ảnh hưởng tới cả cơ thể gây choáng đầu, hoa mắt. Khi có mụn ở vị trí này, bạn không được nặn mà hãy sử dụng các loại thuốc đặc trị để làm mụn xẹp đi.
Trong trường hợp, mụn sưng to và có dấu hiệu bị viêm, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được xử lý kịp thời.
Mép
Không nên nặn bởi đó có thể là mụn đinh râu, nếu nặn sẽ gây biến chứng xấu. Nếu đã lỡ nặn thì nên sử dụng cồn y tế để sát trùng rồi tới gặp bác sĩ để xử lý.
Khóe mắt
Không nên bởi đó là vị trí huyệt đạo Tình minh. Đây là một loại huyệt đạo rất quan trọng. Nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bạn sẽ có nguy cơ bị hoa mắt, choáng hoặc nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê nếu cố tình nặn mụn ở vị trí này.
Theo một số bác sĩ giải thích, việc nặn mụn khiến cho chất bẩn từ tay chúng ta và vi khuẩn trong không khí có thể nhiễm vào vết thương hở, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.
Các tĩnh mạch sau mắt tạo thành cục máu đông có chứa nhiễm trùng, từ đó làm tăng áp lực trong não dẫn đến liệt một phần hoặc cả người. Nếu không điều trị, nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến mù, áp xe não và viêm màng não, gây tử vong.
Vì sao được gọi là vùng "tam giác tử thần":
Theo như những nghiên cứu về sức khỏe và làn da của bạn, "Tam giác tử thần" là một khu vực trên mặt, được tính từ 2 bên khóe miệng tới giữa chân mày. Dưới bề mặt làn da của khu vực này là các hốc và khoang xoang (phần sụn xốp phía trong xương), nơi chứa các dây thần kinh quan trọng và các mạch máu luân chuyển máu lên não.
Nếu bề mặt da bị tác động hoặc nhiễm trùng, nó có thể tác động sâu và lan xuống các mạch máu và dây thần kinh nằm dưới da, trong trường hợp xấu nhất, có thể gây ra sốc nhiễm trùng huyết, đột quỵ, hoặc gây chết người. Đây là những khuyến cáo của bác sĩ Sandra Lee, một bác sĩ da liễu ở Los Angeles mà bạn hay biết với tên gọi bác sĩ nặn mụn Dr. Pimple Popper.
"Nếu bạn có một cái mụn viêm ở khu vực này, nó sẽ ở rất gần các khoang xoang. Giả sử việc nặn mụn khiến sự viêm nhiễm lây lan ra xung quanh, có khả năng sẽ dẫn đến việc bị mù hoặc đột quỵ" - Bác sĩ Lee giải thích.
Theo các chuyên gia da liễu, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng.
Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý. Còn đối với lông mũi, hãy sử dụng kéo cắt thay vì nhổ lông để rồi phải hối hận.
Những loại mụn nào tuyệt đối không tự nặn?
Mụn đinh râu: Đây là loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép, cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi…).
Đây là loại mụn độc, nguy hiểm nên cần tới gặp bác sĩ da liễu để xử lý, điều trị bằng thuốc kháng sinh. Không tự ý dùng tay, nhất là tay bẩn để tự nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có biến chứng xấu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây tử vong.
Mụn thịt: Loại mụn này nhỏ, đường kính từ 1-2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt. Khi mới xuất hiện, nó có kích thước khá nhỏ, thường có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Chúng ta không được dùng tay “cậy” mụn, mà phải tới cơ sở y tế để được đốt điện, mụn sẽ hết. Đây là vị trí huyệt đạo quan trọng nên nếu cố mọi cách tự nặn mụn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mụn đầu đen: Đây là loại mụn thường xuất hiện quanh mũi và thường xuyên “được” chủ nhân nặn. Đối với loại này, không được dùng móng tay để nặn loại mụn này vì dễ nhiễm trùng, trầy xước. Thường thì nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ có đầu tròn, nhỏ để ấn vào mụn để làm nhân mụn bật lên.
Để phòng ngừa mụn, nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc da liễu điều trị mụn, đây là các loại thuốc cần bác sĩ kê đơn.
Quỳnh Hoa
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay