Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Nấm hương: thực phẩm ngừa ung thư hiệu quả

Nấm hương: thực phẩm ngừa ung thư hiệu quả

6:23 PM | 11/12/2018

Nấm hương không chỉ ngon miệng, tăng hương vị cho món ăn mà còn lợi khí, bổ huyết, hỗ trợ tim mạch, trị ho hen, khó thở, tiêu đờm, giảm cholesterol…

Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Ngoài ra, chúng còn mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, người nông dân thường trồng loại nấm này tại các trang trại.

Sau đây là thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong 15g nấm sấy khô:

- Calo: 44Carbonhydrat: 11g

- Chất xơ: 2g

- Protein: 1g

- Riboflavin: chiếm 11% RDI

- Niacin: chiếm 11% RDI

- Đồng: chiếm 39% RDI

- Vitamin B5: chiếm 33% RDI

- Selen: chiếm 10% RDI

- Mangan: chiếm 9% RDI

- Kẽm: chiếm 8% RDI

- Vitamin B6: chiếm 7% RDI

- Folate: chiếm 6% RDI

- Vitamin D: chiếm 6% RDI

Trong đó, RDI (Dietary Recommended Intake) là liều lượng khuyến cáo .

Ngoài ra, nấm đông cô còn chứa các chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid và một số các amino axit.

Nấm hương có khả năng ngăn ngừa khả năng ôxy hóa

Nấm hương rất giàu protein, có thể sánh ngang với thịt, trong 100g nấm hương có gần 14g protein 60g đường, 1,6 g lipid protein, các axit amin, vitamin A, B, K. Các vitamin và khoáng chất trong nấm hướng là nguồn cung cấp dồi dào các vi chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa và chống bệnh tật.

Nấm hương cũng được ghi nhận là có khả năng kháng khuẩn rất cao, các nhà khoa học của Nhật Bản đã chứng minh rằng letin-nam có trong nấm hương có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn, virus rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương làm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Nam huong: thuc pham ngua ung thu hieu qua

Nấm hương phù hợp với bệnh tiểu đường

Trong nấm hương tỷ lệ đường glucozo khá cao cứ 100g thì có tới 60g đường, lượng protein phong phú, lipid khá dồi dào bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể con người. Nhưng khác với các loại đường công nghiệp hay một số rau quả khác, chất đường tự nhiên trong nấm hương không làm tăng đường huyết của những bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, thành phần vitamin D cao (gấp 8 lần hải sản và gấp 20 lần các họ đậu) trong nấm hương giúp chống lại hiện tượng đau nhức, thoái hóa xương khớp là những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường.

Chống xơ vữa động mạch với nấm hương

Đã có không ít nghiên cứu khẳng định khả năng giảm cholesterol và các lipid trong máu khá tốt của nấm hương. Nấm hương còn giúp hạ huyết áp và chống bệnh xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, góp phần điều hoà huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tai biến cho trung niên và cao tuổi. Sở dĩ có được công dụng này là vì axit amin và vitamin C trong nấm hương có tác dụng làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch.

Nấm hương giúp phòng chống ung thư

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, con người nếu thường xuyên ăn nấm hương sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Việc ăn nấm hương thường xuyên sẽ kích thích khả năng sinh sản hoạt chất inteferon giúp ức chế quá trình sinh trưởng và chuyển lưu các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành, phát triển của các loại tế bào ung thư trong cơ thể.

Các polysaccharide có trong nấm hương sẽ giúp cho quá trình đề kháng, miễn dịch cho các tế bào giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Phụ nữ thường xuyên ăn nấm hương sẽ tăng cường lưu thông khí huyết, giảm độc cơ thể, chống được ung thư vú. Đối với nam giới, axit linoleic sẽ giúp điều hòa khả năng hoạt động của các tế bào sinh dục nam, giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Nấm hương giúp kháng khuẩn

Một nghiên cứu năm 2011 tại Học viện Nha khoa UCL Eastman ở Anh đã kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của nấm hương trên bệnh viêm nướu. Hiệu quả của nấm hương được so sánh với thành phần hoạt tính trong nước súc miệng hàng đầu về viêm nướu, chứa chlorhexidine. Kết quả cho thấy chất chiết xuất nấm hương làm giảm số lượng của một số sinh vật gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật có liên quan đến sức khoẻ.

Nấm hương có hiệu quả kháng khuẩn tốt nhờ vào thành phần axit oxalic, lentinan, centinamycins A và B (kháng khuẩn) và eritadenine (kháng virus).

Nấm hương giúp xương chắc khỏe

Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi xương.

Việc cung cấp đủ lượng vitamin D cũng giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể duy trì chức năng não khi về già, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng hen, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.

Nấm hương giúp tăng năng lượng cho cơ thể

Nấm đông cô là nguồn cung cấp vitamin B rất quan trọng, giúp hỗ trợ chức năng thượng thận và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng để sử dụng.

Ngoài ra, loại nấm này giúp cân bằng hormone tự nhiên và phá vỡ chứng rối trí não để duy trì sự tập trung cả ngày và cải thiện hiệu quả nhận thức. Bổ sung loại nấm này vào chếđộ ăn uống của bạn để cung cấp vitamin B để tránh sự thiếu hụt.

Nấm hương giúp tăng sức khỏe cho làn da

Khi selen được lấy với vitamin A và E, có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và vết sẹo có thể xảy ra sau đó. 100g nấm đông cô chứa 5,7 miligam selen, tức là 8% giá trị hàng ngày của bạn. Điều đó có nghĩa là nấm đông cô như một phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên.

Trong một thử nghiệm mở, 29 bệnh nhân được cho 0,2 mg selen và 10 mg tocopheryl succinate chữa mụn trứng cá 2 lần mỗi ngày trong vòng từ 6 đến 12 tuần. Sau khi điều trị, bệnh nhân nhận thấy kết quả dương tính. Kẽm trong nấm đông cô cũng tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm tích tụ DHT để cải thiện làn da.

Món ngon từ nấm hương

Gà hầm nấm: Tốt cho những người vừa mất máu, cơ thể khi suy nhược, mất ngủ.

Cách làm: 250g nấm hương, 100g mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ, 500g thịt gà xé (xương gà cho vào hầm thành nước). Tất cả cho vào nồi, hầm nhừ với một lượng nước vừa đủ. Gần chín thì nêm gia vị vừa miệng, thêm hành tươi, tiêu hoặc ớt, ăn nóng.

Chân giò hầm nấm: Dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, bồi bổ cho người ốm dậy hoặc đang cho con bú.

Cách làm: 150g nấm hương, rửa sạch thái chỉ, chân giò lợn 1 cái rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Tất cả đổ vào nồi, thêm nước, ninh nhừ. Khi gần chín thì cho gia vị vừa đủ, thêm tiêu ớt, hành tươi, ăn nóng.

Mộc Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Đầu trang
dich vu ke toan