Làm thế nào để ăn vải không bị ngộ độc, không bị nóng
3:00 PM | 31/05/2019
Vải là loại quả chứa nhiều dưỡng chất quý giá, hiện đang vào chính vụ. Tuy nhiên, quả vải không có lợi cho một số đối tượng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia khi ăn loại quả này.
- 8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của QUẢ VẢI
- 5 loại nước uống giải nhiệt tốt nhất cho ngày nắng nóng
- Những loại trái cây hạn chế ăn trong ngày nắng nóng
- Những loại rau nên ăn nhiều trong mùa nắng nóng
- 6 loại nước không nên uống khi thời tiết nắng nóng
Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ, trong quả vải có chất hypoglycin A và methylene - cyclopropyl - glycerine (MCPG) là thủ phạm gây nên tình trạng ngộ độc khi ăn vải chưa đúng. Các bệnh lý đặc trưng là co giật, thay đổi nhận thức, thường vào sáng sớm và tỉ lệ tử vong cao. Nhưng rủi ro ăn vải chín dẫn đến ngộ độc ở Việt Nam là rất hãn hữu…
Khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc:
Không nên quá 10 quả/lần
khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….
Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả một lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Nên ăn vải sau khi ăn cơm
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Dùng nước muối ngâm
Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống
Loại nước này có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.
Người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn loại quả này
Không ăn khi mắc bệnh đái tháo đường, nhất là phụ nữ mang thai mắc bệnh này. Trong quả vải tươi chứa hàm lượng đường cao nên khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Trong điều kiện đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được fructose, lúc đó có thể lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
Không ăn loại quả này khi bụng đói
Quả vải chứa nhiều đường nên nếu ăn khi đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều quả vải khi "bụng rỗng" sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa và xảy ra tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Chọn quả tươi ngon
Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.
Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.
Tránh ăn quả chưa chín đủ, cũng tránh ăn, cắn nhai vào hạt các loại quả này.
Không ăn khi cơ thể nhiệt, mắc bệnh có đờm
Lí do là vì vải là loại quả có tính nóng. Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế ăn vải.
Xử lý khi bị ngộ độc:
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay