Không thể tới phòng tập, đây là 3 bài yoga đơn giản tại nhà giúp cải thiện hệ miễn dịch
12:00 AM | 29/03/2020
Dịch COVID-19 đang lan rộng, nhiều phòng tập phải đóng cửa để ngăn ngừa lây nhiễm. Tuy nhiên, bạn để nâng cao sức khỏe, bạn vẫn có thể thực hiện 3 bài yoga đơn giản sau ngay tại nhà.
- 7 thực phẩm màu đen giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt chẳng kém gì nhân sâm
- Những thực phẩm là suy giảm hệ miễn dịch nhiều người vô tư ăn hằng ngày
- Mách bạn các loại nước ép vừa ngon vừa giúp tăng hệ miễn dịch
- Nhịn ăn 3 ngày giúp tái tạo hệ miễn dịch
- 11 cặp thức ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư
Yoga có thể giúp kích thích 4 hệ thống sinh lý chính có liên quan đến hệ thống miễn dịch, bao gồm hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết. Chính vì vậy mà việc tập luyện các động tác yoga đơn giản nhất cũng đem lại hiệu quả vô cùng bất ngờ cho cơ thể.
Dưới đây là 3 tư thế yoga đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa COVID-19:
1. Tư thế chữ V ngược
Tư thế chữ V ngược nhằm tăng sức mạnh cơ bụng, tác động lên tay và chân. Khi thực hiện tư thế này, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên tay giúp tăng cường sức mạnh cho cánh tay của bạn.
Thực hiện tư thế V ngược cũng giúp kéo căng cột sống, gân kheo, cơ mông và bắp chân, đồng thời ngăn ngừa loãng xương và cải thiện hệ tiêu hóa. Tư thế yoga này cũng trở thành liều thuốc vàng cho những người mắc chứng đau đầu hay mất ngủ. Thực hiện tư thế thường xuyên sẽ giúp bạn giảm hẳn căng thẳng, trầm cảm; các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi cũng được cải thiện rõ rệt.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Quỳ trên cả hai chân và hai tay chống xuống thảm, hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng, đầu gối mở rộng bằng hông.
Bước 2: Hít vào, dồn lực đều vào bàn tay ép xuống sàn và nâng đầu gối lên khỏi sàn nhẹ nhàng.
Bước 3: Nâng hông của bạn lên và hạ xuống, thực hiện liên tục để căng giãn cột sống.
Bước 4: Thở ra khi bạn bắt đầu duỗi thẳng chân hết mức có thể, gót chân hướng xuống sàn, rồi từ từ ấn mũi chân rồi hạ gót chân xuống sàn.
Bước 5. Xoay cánh tay hướng xuống phía dưới sàn nhà, giữ vững phần hông của bạn hướng về phía trung tâm. Di chuyển hai bàn tay của bạn về phía trước một vài cm và lùi hai chân của bạn về phía sau một vài cm để kéo dài khoảng cách giữa hai chân và hai tay.
Bước 6: Thư giãn đầu và cổ. Tiếp tục hít vào và thở ra đều khi bạn giữ nguyên tư thế. Giữ tư thế từ 1 đến 3 phút.
2. Tư thế cánh cung
Tư thế này gây áp lực lên bụng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách tăng lưu lượng máu đến các cơ quan bụng, bởi hệ thống tiêu hóa chứa đầy tế bào lympho, các tế bào bạch cầu nhỏ sẽ ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể của bạn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp trên thảm , hai tay duỗi dọc theo cơ thể.
Bước 2: Từ từ gập hai đầu gối rồi đưa hai tay về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.
Bước 3: Giữ tư thế ổn định, chú ý vào hơi thở của mình. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Hãy tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế 15- 20 giây. Thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất, giải phóng cổ chân sau đó thư giãn.
3. Tư thế đứng bằng vai
Tư thế yoga này được mệnh danh là “nữ hoàng” của tất cả các tư thế trong yoga. Trong tư thế này, trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên phần xương vai của bạn. Cũng như những tư thế yoga khác, bạn nên thực hành tư thế này sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng để đảm bảo thức ăn đã tiêu hóa hết và cung cấp đủ năng lượng cho bạn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 tay xuôi theo thân và 2 chân thẳng sát nhau.
Bước 2: Với 1 động tác nhanh dứt khoát hãy nhấc chân, mông và lưng của bạn lên cao sao cho khuỷu tay bạn đỡ thân dưới, tạo hình thành dáng đứng trên vai. Từ từ điều khiển tay để hỗ trợ lưng.
Bước 3: Khi bạn đã vào tư thế, từ từ di chuyển khuỷu tay vào gần nhau hơn. Duỗi thẳng cột sống và chân của bạn hướng lên trần. Không dồn trọng lượng cỡ thể lên cổ hoặc đầu mà toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn phải dồn lên vai và cánh tay.
Bước 4: Điều chỉnh ngón chân, giữ tư thế tầm 30-60 giây, hít thở sâu. Trong trường hợp bạn cảm thấy lực dồn lên cổ hay cổ bị căng, thả lỏng ngay lập tức.
Bước 5: Từ từ hạ đầu gối, đưa 2 tay xuống sàn và nằm thẳng lên thảm.
Tuệ Nhi
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay