Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Đừng biến mình thành kiểu ‘cha mẹ trực thăng’, kiểm soát con cái mọi lúc mọi nơi

Đừng biến mình thành kiểu ‘cha mẹ trực thăng’, kiểm soát con cái mọi lúc mọi nơi

5:00 PM | 22/02/2021

Người ta vẫn dùng khái niệm “cha mẹ trực thăng” để mô tả về các bậc cha mẹ luôn kiểm soát con cái trong mọi vấn đề.

Lo lắng cho con là điều bình thường đối với tất cả các bậc cha mẹ, nhưng đôi khi sự quan tâm thái quá sẽ trở thành nỗi lo lắng và gây áp lực tâm lý lên đứa trẻ cũng như cả gia đình. Dưới đây là một số dấu hiệu chứng tỏ bạn là bậc cha mẹ “trực thăng”, kiểm soát con mọi lúc, mọi việc.

1. Bạn thay con giải quyết xung đột của chúng

Con bạn trở về nhà trong nước mắt sau cuộc tranh cãi với một người bạn. Nếu bạn trả lời, “ Gọi cho mẹ của người bạn đó để giải quyết vấn đề", bạn cần lùi lại một bước.

Thay vào đó: Hãy trở thành một hệ thống hỗ trợ và khyến khích trẻ tự nói ra. Bạn hướng dẫn chúng cách làm dịu cảm xúc của mình, sau đó giúp chúng khám phá những cách mà chúng và bạn của chúng có thể tự giải quyết.

Dung bien minh thanh kieu ‘cha me truc thang’, kiem soat con cai moi luc moi noi

Cha mẹ thích kiểm soát thường giải quyết cả những xung đột thay con.

2. Bạn làm bài tập cho con

Từ việc xỏ giầy cho con trước khi đi học đến giải giúp con một bài toán khó,… Có rất nhiều cách bạn làm để giúp con bạn khỏi cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên mức độ căng thẳng lành mạnh này thực sự giúp thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ và bạn không cần phải kiểm soát con từng tí như thế.

Thay vào đó: Hãy để con bạn tự tìm hiểu mọi thứ. Khen ngợi những nỗ lực khi chúng gặp phải những tình huống khó khăn.

3. Bạn tham gia vào công việc của thầy thể dục

Nếu bạn hò hét chỉ bảo từ khán đài trong các trận đấu của con bạn hoặc ép huấn luyện viên nói chuyện sau mỗi buổi tập, đã đến lúc bạn nên từ bỏ thói quen này. Thể thao dạy con bạn cách đối phó với xung đột, hướng tới mục tiêu, trở thành người lãnh đạo và đương đầu với thất bại. Nhưng đó phải là đội của chúng, không phải của bạn.

Thay vào đó: Nếu chúng yêu cầu sự giúp đỡ của bạn hoặc bạn thấy chúng gặp khó khăn, hãy dạy trẻ cách tự nói chuyện với huấn luyện viên của chúng.

4. Bạn luôn giữ con bên cạnh

Bạn tự đưa con mình đến nhà bạn bè của chúng cho dù chỉ cách đó một đoạn ngắn đi bộ. Bạn gọi điện kiểm tra con thường xuyên khi chúng được nghỉ ở nhà. Đã đến lúc bạn nên giảm bớt sự kiểm soát con thái quá và để con bạn xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Thay vào đó: Tạo cơ hội cho chúng độc lập. Để chúng chơi trong sân khi bạn ở trong nhà hoặc đi thể dục một mình.

Dung bien minh thanh kieu ‘cha me truc thang’, kiem soat con cai moi luc moi noi

Bạn nên giảm bớt sự kiểm soát con thái quá và để con bạn xây dựng sự tự tin cho bản thân.

5. Bạn là người giúp việc trong chính ngôi nhà của mình

Bạn vẫn dọn phòng hay sắp xếp đồ đạc cá nhân cho học sinh lớp một của mình, bạn cần phải giảm tải cho bản thân. Hãy để cho con bạn tham gia vào các công việc trong trong nhà. Điều này sẽ dạy chúng có tinh thần trách nhiệm suốt đời.

Thay vào đó: Bắt đầu với các nhiệm vụ nhỏ và xây dựng từ đó. Hãy rõ ràng về những gì bạn mong đợi chúng làm và khen ngợi mỗi khi một công việc được hoàn thành tốt.

6. Bạn luôn giữ con quá an toàn

Nếu bạn thường xuyên nói "Đừng leo lên đó!" "Không chạy quá nhanh!" hoặc “ Bám tay mẹ xuống cầu trượt!". Tất cả điều này chứng tỏ bạn đang bảo vệ chúng quá mức. Khi bạn không để chúng chấp nhận rủi ro về thể chất hoặc tinh thần, bạn sẽ kìm hãm sự phát triển của chúng và tự biến mình thành kẻ thích kiểm soát con cái quá mức.

Thay vào đó: Hãy nhớ mục tiêu là giữ chúng an toàn khi cần thiết, không phải càng an toàn càng tốt. Để chúng leo trèo, hoặc ngã và xây xát đầu gối. Điều đó tốt cho sự phát triển của chúng như một con người.

7. Bạn sợ con thất bại

Mỗi người sẽ có được bài học từ một lần thất bại. Con bạn cũng cần làm như vậy. Hãy để cho trẻ thử và mắc sai lầm sẽ cho chúng biết đi theo con đường của chúng trong cuộc sống. Nếu bạn làm thay để chúng không phải gặp thất bại, chúng cũng sẽ không học được cách giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Thay vào đó: Hãy để chúng thỉnh thoảng mắc lỗi. Khi thất bại, hãy khuyến khích chúng thử lại.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình, việc quan tâm chăm sóc con cũng từ tâm lý đó. Tuy nhiên, cha mẹ hiện đại đừng tạo quá nhiều áp lực lên con cái, đừng kiểm soát con quá gắt gao, hãy để con được tự do trong suy nghĩ và lựa chọn, đưa ra quyết định của mình để con lớn lên trong suy nghĩ mỗi ngày.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dịch vụ kế toán thuế tại hà nội