Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Lối sống »
  • Biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp đánh bay chứng đau chân

Biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp đánh bay chứng đau chân

12:00 AM | 07/11/2020

Các phương pháp điều trị tại nhà chủ yếu dành cho các trường hợp đau chân nhẹ. Chúng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu và đau nhẹ ở bàn chân, đặc biệt là không phải do các bệnh lý có từ trước.

Đau chân là cảm giác khó chịu hoặc đau ở bất kỳ bộ phận nào của bàn chân như gót chân, lòng bàn chân hoặc ngón chân. Nó có thể nhẹ hoặc nặng và tạm thời hoặc lâu dài.

Một số yếu tố gây ra đau chân như đi giày cao gót, hoạt động thể chất mạnh và các tình trạng y tế như viêm khớp, béo phì, tổn thương dây thần kinh, loét chân, vết chai, bệnh gút, mụn cóc và nhiều bệnh khác.

Bien phap don gian co the thuc hien tai nha giup danh bay chung dau chan

Các phương pháp điều trị tại nhà chủ yếu dành cho các trường hợp đau chân nhẹ. Chúng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu và đau nhẹ ở bàn chân, đặc biệt là không phải do các bệnh lý có từ trước.

Nếu nguyên nhân của đau chân là một tình trạng đã có từ trước, các chuyên gia y tế có thể đề nghị sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà này để kiểm soát các triệu chứng.

1. Nghệ

Một nghiên cứu chứng minh hiệu quả của curcumin, một hợp chất được tìm thấy trong nghệ chống lại chứng đau chân liên quan đến viêm khớp. Các hoạt động chống viêm của nghệ giúp giảm đau do viêm của khớp, xương và các triệu chứng liên quan như đau, cứng và sưng.

Thực hiện: Bạn hãy sử dụng nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Tiêu thụ khoảng 8g curcumin/ngày. Đối với bệnh viêm khớp, nên dùng liều 2g /ngày.

2. Gừng

Trong một nghiên cứu, việc chườm gừng đã cho thấy sự dẻo dai trong cơ thể của người tham gia tăng lên, sau đó là cải thiện khả năng vận động và tư thế cũng như các khớp bàn chân được thư giãn. Điều này cho thấy gừng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tiềm năng để chữa đau chân.

Thực hiện: Đầu tiên bạn chuẩn bị miếng gạc chườm gừng. Nạo một miếng gừng nhỏ và cho vào bát. Đổ khoảng hai cốc nước nóng vào bát cùng với hai muỗng canh bột quế và để hỗn hợp một lúc. Nhúng một miếng vải vào dung dịch, vắt kiệt nước và đắp lên bàn chân. Lặp lại quá trình trong khoảng 10-15 phút, ít nhất ba lần một ngày

3. Giấm táo

Giấm táo (ACV) chứa khoảng 5-6% axit axetic. Một nghiên cứu nói về một cầu thủ bóng đá nữ 15 tuổi bị viêm cân gan chân đã được điều trị thành công bằng phương pháp điện di axit axetic trong vòng sáu tuần, không có dấu hiệu tái phát cho đến khi cô ấy tái khám trong hai tuần.

Bien phap don gian co the thuc hien tai nha giup danh bay chung dau chan

Nghiên cứu này đưa ra ý tưởng rằng giấm táo có thể là một trong những phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất để giảm đau chân.

Thực hiện: Uống một muỗng canh ACV với mật ong mỗi sáng hoặc ngâm mình trong dung dịch ACV và nước trong khi tắm ít nhất trong 30 phút. Sau đó xả sạch bằng nước lạnh.

4. Đá lạnh

Viêm cân gan chân (PF) là một chứng đau chân phổ biến do đi bộ, chạy hoặc đứng quá lâu. Một nghiên cứu cho thấy rằng mát xa bằng đá lạnh ở bàn chân giúp giảm đau do PF.

Thực hiện: Lăn hộp đông lạnh lên bàn chân bị đau trong tối đa năm hoặc mười phút mỗi ngày. Lăn với áp lực vừa phải. Bạn cũng có thể chườm đá và mát xa chân.

5. Tỏi

Trong một nghiên cứu, 78 bệnh nhân mắc bệnh tắc động mạch ngoại biên (PAOD) được cho uống 400 mg bột tỏi hai lần mỗi ngày. PAOD là tình trạng các mạch máu bị thu hẹp và làm giảm lượng máu cung cấp đến các chi gây ra tình trạng đau nhức chân. Kết quả đã có sự cải thiện tình trạng đau chân khi đi bộ sau khi dùng tỏi trong 12 tuần.

Điều này cho thấy tỏi có thể là một trong những phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất để giảm đau chân liên quan đến PAOD. Nghiên cứu cũng đề cập rằng thời gian điều trị đau chân bằng tỏi có thể kéo dài hơn 12 tuần.

Thực hiện: Giã nát một vài tép tỏi và trộn chúng với mù tạt hoặc dầu ô liu. Sau đó xoa bóp hỗn hợp lên khu vực bị đau. Bạn cũng có thể cho một ít tỏi đã nghiền nhỏ vào nước ấm và ngâm chân bị đau trong khoảng 30 phút.

6. Dầu cá

Axit béo omega-3 trong dầu cá có đặc tính giảm đau và chống viêm. Nó giúp giảm viêm và đau do chấn thương dây thần kinh. Dầu cá giúp điều trị chứng đau chân do các vấn đề như bệnh thần kinh ngoại biên, một tình trạng đặc trưng bởi tê, đau và yếu ở bàn chân và bàn tay.

Thực hiện: Tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá trích và hàu. Bạn cũng có thể bổ sung dầu cá sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

7. Baking Soda

Một nghiên cứu cho thấy rằng baking soda cùng với các loại tinh dầu khác có thể giúp điều trị nhiễm trùng bàn chân gây đau đớn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, baking soda có thể là một phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả trong việc điều trị đau chân do nhiễm trùng chân như nấm da chân.

Thực hiện: Đổ khoảng nửa cốc muối nở vào nước và ngâm chân trong 30 phút.

8. Dầu mè

Dầu mè có nhiều lợi ích điều trị và hoạt động chống viêm của nó là một trong số đó. Đặc tính này của dầu có thể giúp giảm đau do viêm ở bàn chân và đau do vết thương.

Thực hiện: Xoa bóp bàn chân với dầu mè mỗi tối trước khi đi ngủ.

9. Dầu ô liu

Bệnh viêm xương khớp thường gặp ở người già với đặc điểm là đau và viêm các khớp. Một nghiên cứu cho thấy rằng dầu ô liu giúp ngăn chặn tình trạng viêm do sự hiện diện của polyphenol. Điều này cho thấy rằng dầu ô liu có thể giúp giảm đau chân.

Thực hiện: Chuẩn bị bữa ăn với dầu ô liu. Đây là cách tốt nhất để có được những lợi ích của nó.

Bien phap don gian co the thuc hien tai nha giup danh bay chung dau chanPhóng to

Một số cách khác để điều trị đau chân

- Thực hiện một số bài tập kéo giãn nhắm vào bàn chân. Điều này sẽ thúc đẩy tính linh hoạt và lưu lượng máu giúp giảm đau hoặc viêm.

- Nếu bạn đến phòng tập thể dục, hãy thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho bàn chân để ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai.

- Sử dụng giá đỡ vòm để hỗ trợ đầy đủ cho bàn chân.

- Mang giày đúng kích cỡ, không quá lỏng cũng không quá chật vì cả hai đều có thể gây đau chân.

- Tránh dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc không kê đơn. Trước tiên, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ và sau đó đi khám.

- Xoa bóp chân định kỳ nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều hoạt động thể chất (như vận động viên).

- Mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau chân. Hãy uống nước đúng cách mỗi ngày.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Giữ gìn và vệ sinh chân sạch sẽ.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan