Bận rộn xử lý quá nhiều việc khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng, đây là cách kiểm soát phản ứng của cơ thể với tình trạng đó
12:00 AM | 02/04/2021
Cơ thể phản ứng với cảm giác căng thẳng bằng cách giải phóng các hormone adrenalin và cortisol và làm co mạch máu. Kết quả là nhịp tim và huyết áp tăng lên.
- Tất tần tật những điều nên biết về bệnh cao huyết áp
- Những loại thực phẩm giúp giảm huyết áp, rất tốt để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ
- Làm điều này 30 phút mỗi ngày giúp giảm tình trạng huyết áp cao
- Bệnh huyết áp thấp - những điều cấm kị bạn cần nhớ
- Những bí quyết nằm lòng phòng tránh tăng huyết áp
Mặc dù các phản ứng ngắn hạn với căng thẳng không được chứng minh là gây ra huyết áp cao trong thời gian dài. Nhưng nếu bạn có những phản ứng này ba lần một giờ, ngày này qua ngày khác, bạn chắc chắn không cải thiện được sức khỏe của mình. Tình trạng căng thẳng không được kiểm soát sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Tình trạng căng thẳng không được kiểm soát sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể - (Ảnh: Freepik). |
Cách kiểm soát phản ứng với căng thẳng có lợi cho sức khỏe
Có hai cách chính để hạn chế căng thẳng mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài:
Tìm cách thay đổi phản ứng của cơ thể
Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy nguyên thủy đã không phù hợp trong phần lớn cuộc sống hiện đại. Bạn hãy tìm hiểu cách ghi đè lên phản ứng đó thông qua việc phân tích tình huống.
Hãy tự hỏi bản thân những câu như: Tình huống có thực sự tồi tệ như vậy không? Mình có thể làm gì để thay đổi nó mà không cần đối đầu không? Tình trạng mất kiểm soát cảm xúc của mình có đáng không? Nó có khả năng kết thúc sớm ngay cả khi mình không làm gì không?
Nhắc nhở bản thân rằng phản ứng căng thẳng sẽ khiến đối phương kiểm soát bạn nhiều hơn. Ở mức độ thực tế, bạn hãy làm điều gì đó để ngăn chặn phản ứng căng thẳng. Hít thở sâu và bình tĩnh, ngâm nga một bài hát yêu thích, nhìn ra xa, đi dạo hoặc đeo tai nghe. Làm điều gì đó để phá vỡ phản ứng điển hình của cơ thể với yếu tố kích hoạt tình trạng căng thẳng.
Tránh tình huống sẽ dẫn đến căng thẳng
Trong phương pháp này, hãy tránh xa những tình huống mà bạn biết sẽ dẫn đến căng thẳng, ngay cả khi bạn đã trở nên tốt hơn trong cách phản ứng với những tình huống này. Rất ít người trong chúng ta đủ kiên nhẫn như các vị thiền sư để không bị làm phiền bởi những tình huống như tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm hay chen chúc trong đám đông mua sắm vào dịp lễ.
Hãy tránh xa những tình huống mà bạn biết sẽ dẫn đến căng thẳng - (Ảnh: Freepik). |
Khi có thể, hãy để bản thân tránh khỏi những nguồn căng thẳng có thể đoán trước. Cùng với những vấn đề đó, bạn cũng đừng tạo ra những tình huống căng thẳng có thể sắp xếp trước, chẳng hạn như đi làm sớm hơn so với thường lệ hoặc không gặp gỡ một người mà bạn biết chắc sẽ dẫn đến cuộc tranh cãi.
Cách kiểm soát phản ứng với căng thẳng gây hại cho sức khỏe
Có một khía cạnh khác để kiểm soát phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Trong giai đoạn căng thẳng kéo dài, nhiều người thường tìm đến những thứ có thể nhanh chóng giải tỏa tâm trạng như thuốc lá, uống rượu, ăn bánh ngọt, v.v.
Thật dễ dàng để biện minh cho tâm lý chỉ xảy ra một lần này khi bạn đang tìm cách giải tỏa ngay lập tức. Nhưng bất cứ sự trợ giúp nào mà những thứ này có thể cung cấp chỉ là tạm thời và sẽ không loại bỏ được nguyên nhân khiến bạn bị căng thẳng. Hơn thế nữa, tất cả những thứ này cũng đồng thời khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay