Ăn nhiều gạo giúp ngủ ngon hơn so với ăn mì
11:02 AM | 03/04/2019
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều các thực phẩm từ gạo có thể giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn, nhưng mì ống và mì ăn liền thực sự có thể cản trở giấc ngủ của bạn.
- Những điều đặc biệt cần lưu ý khi giảm cân bằng gạo lứt
- Tác dụng thanh lọc, thải độc gan thần kỳ của nước gạo lứt rang
- Gạo lứt - loại thực phẩm tuyệt vời nếu sử dụng đúng cách
- Gạo lứt có thật sự tốt như mọi người vẫn nghĩ
- 19 bí quyết để có giấc ngủ ngon
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng cho thấy, ăn các sản phẩm bánh mì - bao gồm bánh mì trắng, bánh kếp và bánh pizza - không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Họ nói rằng ăn thức ăn có chỉ số cao về đường huyết (GI) - như gạo - đã được tìm thấy là có liên quan đến giấc ngủ chất lượng tốt.
Một chế độ ăn GI cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ do những tác động của tryptophan, một axit amin được biết đến với tác dụng đẩy mạnh và liên kết đến các hormone melatonin gây ngủ.
Điều này làm rõ hơn các nghiên cứu trước đó cho thấy, ăn một bữa ăn cao carbohydrate - có chỉ số GI cao giúp tăng số lượng tryptophan được vận chuyển vào trong não so với các axit amin khác.
Trong não, tryptophan được chuyển đổi thành serotonin và melatonin sau đó giúp giấc ngủ sâu hơn.
Theo nghiên cứu này, người dân Nhật Bản tiêu thụ nhiều gạo hơn mười lần so với ở châu Âu và Bắc Mỹ. Gạo chiếm khoảng 28% năng lượng tiêu thụ hàng ngày của người dân Nhật Bản.
Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ kiểm tra sức khỏe hàng năm của 1.848 công nhân nhà máy (1.164 người đàn ông và 684 phụ nữ).
Những công nhân này cũng đã trả lời một bảng câu hỏi trong năm 2003 và 1 năm sau đó vào năm 2004 về hành vi sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống, việc hút thuốc và tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã tiến hành xem xét chất lượng giấc ngủ của những người được nghiên cứu. Những người có tiêu thụ một lượng gạo cao hơn và lượng GI cao hơn cho kết quả tốt hơn liên quan tới giấc ngủ - tức là họ ngủ tốt.
Song ăn mì cao hơn lại có liên quan đến rối loạn giấc ngủ thường xuyên hơn, mức độ cao hơn của rối loạn chức năng ban ngày, tăng cường sử dụng thuốc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém chủ quan, và mất nhiều thời gian để có được giấc ngủ.
Việc tiêu thụ bánh mì không được tìm thấy có liên quan đến chất lượng giấc ngủ.
Viết trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này chỉ ra rằng, tiêu thụ gạo cao và chỉ số GI cao trong chế độ ăn uống có liên quan đến giấc ngủ ngon, đặc biệt là thời gian ngủ tốt. Trong khi đó, tiêu thụ mì ăn liền cao hơn lại khiến chất lượng giấc ngủ kém đi”.
Như vậy, ảnh hưởng của các loại thực phẩm giàu tinh bột vào giấc ngủ có thể khác nhau tùy theo giá trị GI của chúng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE.
Bích Ngọc
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay