7 thành phần được bác sĩ da liễu khuyên dùng giúp làm dịu đôi môi khô nứt nẻ
12:00 AM | 11/12/2020
Đôi môi khô nứt nẻ trong những ngày đông lạnh giá là nỗi khổ của không ít người đặc biệt là với chị em phụ nữ. Bởi vậy, phái đẹp thường tìm những loại dưỡng môi tốt để giữ cho đôi môi hồng hào trong cả mùa hanh khô.
- Màu sắc đôi môi phản ánh gì về tình trạng sức khỏe của bạn?
- Trạng thái môi nói gì về tình trạng sức khỏe của chúng ta?
- Từ nha đam đến nước cốt dừa: Đây là 5 loại dầu dưỡng tự nhiên tốt nhất cho tóc khô
- Ba cách dưỡng da với sữa đậu nành đảm bảo giúp da bạn trắng mịn
- ''Bỏ túi'' ngay 4 công thức làm mặt nạ dưỡng da tại nhà cho hội con gái
Son dưỡng môi rất tốt để làm dịu đôi môi khô, ngứa ran hoặc nứt nẻ và được coi là một biện pháp phòng ngừa để duy trì đôi môi căng mọng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, thật khó để biết loại son dưỡng môi nào là tốt nhất với nhu cầu và cơ địa của bạn.
Bạn nên tìm hiểu xem những thành phần nào tốt nhất để làm dịu đôi môi và loại nào nên thận trọng. Từ đó, bạn sẽ biết cách lựa chọn cho mình sản phẩm dưỡng môi phù hợp nhất.
Thành phần trong son dưỡng môi
Có rất nhiều thành phần được sử dụng trong son dưỡng môi. Khi chọn thương hiệu, hãy xem lại thành phần để đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc tốt nhất cho đôi môi của mình.
Các chuyên gia da liễu cho biết, để chữa lành đôi môi khô nứt nẻ, đừng ham quá nhiều thành phần. Không cần nhiều nguyên liệu để tạo ra sự khác biệt mà chỉ cần những nguyên liệu phù hợp mà thôi:
1. Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu được làm từ hạt thầu dầu và từ lâu đã được sử dụng trong các loại thuốc khác nhau, nó thẩm thấu vào da tốt hơn các loại dầu thực vật khác.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), dầu thầu dầu và dầu hạt gai dầu là một trong những loại dầu được các bác sĩ da liễu khuyên dùng để giúp làm dịu đôi môi nứt nẻ.
2. Mật ong
Mật ong được coi là một chất giữ ẩm có tác dụng thu hút độ ẩm. Là một thành phần dưỡng môi, mật ong giúp tẩy tế bào chết cho môi cũng như giữ cho chúng ngậm nước và khỏe mạnh.
Mật ong giúp tẩy tế bào chết và giữ ẩm cho môi. |
3. Lanolin
Lanolin là một loại sáp do động vật có lông như cừu tiết ra. Nó có khả năng làm dịu đôi môi bị kích ứng nhờ tác dụng giữ ẩm. Một nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm lượng nước mất đi trên da từ 20% đến 30%.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2019 cho thấy rằng, mặc dù lanolin có tác dụng dưỡng ẩm nhưng ước tính có khoảng 1,2% đến 6,9% dân số nói chung bị dị ứng với lanolin. Một số người thậm chí có thể không biết mình bị dị ứng cho đến khi họ sử dụng son dưỡng môi có chứa chất này.
Theo học viện dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ, tình trạng phát ban, mẩn đỏ hay bỏng rát trên da hoặc môi là dấu hiệu của phản ứng dị ứng lanolin và bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay lập tức.
4. Dầu khoáng và mỡ khoáng
Trước khi được phát hiện bằng con đường thương mại vào những năm 1800, con người đã sử dụng dầu khoáng hoặc mỡ khoáng như một loại thuốc mỡ. Mỡ khoáng là một trong những thành phần có trong dầu khoáng.
Cả mỡ khoáng và dầu khoáng đều được sử dụng phổ biến trong son dưỡng môi vì chúng có khả năng giữ ẩm. Ngoài ra, chúng cũng có thể giúp chữa lành đôi môi nứt nẻ.
5. Bơ hạt mỡ và bơ ca cao
Bơ hạt mỡ và bơ ca cao đều là loại chất béo tự nhiên có nguồn gốc từ cây hạt mỡ và hạt ca cao. Các loại bơ, như hạt mỡ và ca cao, giúp đôi môi của bạn giữ được độ ẩm và giúp chữa lành đôi môi bị nứt nẻ.
6. Tocopherol (vitamin E)
Vitamin E là một chất chống oxy hóa đã được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm ít nhất là 50 năm. Chất chống oxy hóa là những chất giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương tế bào và có lợi cho việc chăm sóc da.
Vitamin E giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, có lợi cho việc chăm sóc da và môi. |
Vitamin E thường được sử dụng trong son dưỡng môi, mặc dù theo nghiên cứu năm 2010 có một tỷ lệ nhỏ dưới 1% số người bị dị ứng với nó. Các chuyên gia chăm sóc da cho biết, để tránh phản ứng dị ứng tiềm ẩn, những người bị dị ứng nên chọn những loại son dưỡng môi không chứa vitamin E, hoặc đảm bảo rằng nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong danh sách thành phần.
7. Kẽm oxit và titanium dioxide
Cũng giống như làn da của bạn, đôi môi rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể khiến chúng bị khô và nứt nẻ. Kẽm oxit và titanium dioxide phổ biến trong kem chống nắng cho cả da và môi vì chúng giúp ngăn chặn tia UV.
Điều này cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh tiền ung thư môi, như viêm môi ánh sáng hoặc ung thư da như ung thư biểu mô tế bào vảy. Vì tia UV cũng có thể gây ra mụn rộp ở những người dễ mắc những bệnh như vậy, nên một loại son dưỡng môi có kem chống nắng cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự bùng phát. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên sử dụng son dưỡng môi có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài trời.
Một vài lưu ý
Ngoài việc tìm kiếm các thành phần phù hợp, bạn nên luôn chọn các loại son dưỡng môi không có mùi thơm và không gây dị ứng. Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, điều này là bởi vì nhiều loại nước hoa có thể gây ra phản ứng dị ứng. Bằng cách chọn các loại son dưỡng môi không có mùi thơm và không gây dị ứng, bạn sẽ ít bị kích ứng môi hơn.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay