7 cách đơn giản giúp phục hồi hiệu quả làn da bị cháy nắng
12:00 AM | 22/05/2020
Bạn có thể tắm nước mát để làm mát da nhưng phải đảm bảo không ở trong nước quá lâu bởi điều đó có thể gây khô da. Điều này là do nước có thể loại bỏ các loại dầu bảo vệ giúp giữ độ ẩm trên bề mặt da.
- 5 thói quen cần bỏ ngay để tránh xa tai biến, đột quỵ ngày nắng nóng
- Bí quyết cải thiện làn da không đều màu trong mùa nắng nóng?
- Những thói quen dùng điều hoà ngày nắng nóng có thể gây đột tử
- Thói quen trùm kín khi ra đường vào ngày nắng nóng có thể gây loãng xương
- 6 loại lá "thổi bay" rôm sảy cho bé trong mùa nắng nóng
Tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời mà không quần áo bảo hộ hoặc kem chống nắng kĩ nàng có thể khiến da của bạn xuất hiện những vết cháy nắng đỏ lựng, ngứa ngáy khiến bạn chỉ muốn gãi. Sự ngứa ngáy khó chịu đó là do lớp da trên cùng đã bị hỏng mà đây lại là lớp biểu bì chưa nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm.
Một dạng ngứa da do cháy nắng hiếm gặp là ngứa địa ngục, còn được gọi là "ngứa tự tử", đây là tình trạng ngứa không thể chịu nổi. Ngứa địa ngục có thể còn bị kích thích nặng hơn bởi mưa rào hoặc nước thơm, vì vậy hãy tránh xa những thứ này nếu nhận thấy da mình có dấu hiệu bỏng cháy.
Da cháy nắng gây nên tình trạng châm chích ngứa ngáy khó chịu. |
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị ngứa do cháy nắng không nghiêm trọng như ngứa địa ngục và có thể được điều trị bằng một vài biện pháp đơn giản. Dưới đây là 7 cách dễ dàng để giảm ngứa do cháy nắng.
1. Làm mát tức thì
Như với bất kỳ vết bỏng nào, rất hữu ích để làm mát làn da bị cháy nắng càng sớm càng tốt để giúp giảm viêm. Cảm giác ngứa ngày thường xuất hiện trong khoảng từ một đến ba ngày sau khi bạn bị bỏng, vì vậy điều trị sớm có thể giúp giảm bớt triệu chứng ngứa.
Bạn có thể làm mát bằng cách đặt một vài viên đá vào túi nhựa, bọc nó trong một miếng vải mềm và đặt nó vào vùng da bị cháy nắng.
Hãy đảm bảo tránh đặt trực tiếp đá lạnh lên vùng da bị cháy nắng. Bởi vì nếu da trở nên quá lạnh, nó có thể đóng băng nước ở trong da, tạo thành các tinh thể nhỏ có thể cắt vào các tế bào da gần đó, gây nhiều đau đớn và tổn thương hơn.
2. Tắm nước mát
Tắm nước mát cũng là một cách cấp cứu cho làn da bị cháy nắng. |
Điều này là do nước có thể loại bỏ các loại dầu bảo vệ giúp giữ độ ẩm trên bề mặt da.
Trong khi tắm, hãy chắc chắn tránh các loại xà phòng có thể gây kích ứng da thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm tắm được làm từ bột yến mạch, có thể giúp làm dịu ngứa.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Một bước quan trọng để làm dịu làn da bị ngứa do cháy nắng là giữ ẩm, vì da khô có thể làm tăng cảm giác ngứa. Kem dưỡng ẩm thậm chí còn "giảm viêm và giúp phục hồi da", Gary Goldenberg, MD, một bác sĩ da liễu có trụ sở tại thành phố New York cho biết. Hãy chắc chắn để sử dụng một loại kem dưỡng ẩm không mùi hương.
Thời gian tốt nhất để sử dụng kem dưỡng ẩm là ngay sau khi tắm trong khi da bạn vẫn còn ẩm và lỗ chân lông mở, do đó bạn có thể giữ lại độ ẩm.
Bạn cần tuyệt đối tránh xa các sản phẩm gây tê bằng benzocaine như Orajel, vì điều này có thể gây kích ứng da của bạn, làm cho cơn đau và ngứa nặng hơn.
4. Sử dụng nha đam
Nha đam là một chất dưỡng ẩm mạnh và điều trị chống viêm. Gel của nó cũng chứa magiê lactate giúp ngăn chặn việc sản xuất histamines có thể dẫn đến ngứa da.
Cách tốt nhất để sử dụng nha đam là bóp gel trực tiếp từ cây và chà lên vết cháy nắng. |
Ngoài ra, nha đam đã được chứng minh là giúp điều trị cháy nắng bằng cách làm dịu da bị bỏng, kích thích sản xuất collagen và cung cấp cho cơ thể các vitamin cần thiết để chữa lành vết cháy.
Cách tốt nhất để sử dụng nha đam là bóp gel trực tiếp từ cây và chà lên vết cháy nắng. Nhưng nếu bạn không có sẵn cây tươi, hãy mua một hộp gel nha đam càng gần 100% nguyên chất càng tốt.
5. Thoa kem steroid
Nếu kem dưỡng ẩm không cung cấp đủ giúp giảm các triệu chứng cháy nắng, bạn có thể sử dụng một loại kem steroid với 1% cortisone.
Kem Cortisone cải thiện các triệu chứng viêm như ngứa, đỏ và sưng bằng cách ngăn chặn các hóa chất kích hoạt phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên sử dụng kem cortisone trong hơn một tuần mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 10 tuổi nên tránh hoàn toàn.
6. Dùng thuốc chống viêm
Một cách khác để giảm các triệu chứng cháy nắng do viêm và đau là dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS).
Các loại thuốc NSAID như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) và aspirin làm giảm đau và đã được chứng minh là làm giảm viêm gây ngứa ở da bị cháy nắng.
Một cách khác để làm dịu các triệu chứng là dùng thuốc kháng histamine, làm giảm ngứa bằng cách ngăn chặn sự giải phóng các hóa chất làm tăng phản ứng viêm của hệ miễn dịch.
7. Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời
Cuối cùng, khi bạn đang dần hồi phục vết thương do cháy nắng, một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện là tránh ánh nắng mặt trời để không bị tổn hại thêm. Đặc biệt trong những giờ nắng gay gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Nếu bạn đi ra ngoài, hãy mặc quần áo che kín lại đảm bảo da của bạn không bị phơi ra dưới ánh nắng mặt trời. Quần áo với chất cotton không tẩy trắng là một lựa chọn tốt hoặc các loại vải sáng bóng phản chiếu ánh sáng như polyester hoặc satin.
Anh Quân
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay