10 sai lầm khi rửa bát mà hầu hết các bà nội trợ đều mắc phải
3:00 PM | 24/10/2019
Những sai lầm khi dùng nước rửa bát mà nhiều người mắc phải có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.
- Thói quen sử dụng sai lầm khiến điện thoại bẩn gấp chục lần toilet
- Những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi đi vệ sinh
- Những sai lầm khi rửa rau sống mà các bà nội trợ thường mắc phải
- 5 sai lầm ai cũng mắc khi uống nước
- 6 sai lầm khi sơ cứu tại nhà
Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng
Dùng nhiều nước rửa bát vừa lãng phí lại không làm bát đĩa sạch hơn. Theo các chuyên gia nghiên cứu, sử dụng đúng lượng nước rửa bát cần thiết sẽ làm gia tăng hiệu quả làm sạch bát đĩa.
"Tác dụng phụ" của việc sử dụng quá nhiều nước rửa bát là rất khó rửa sạch hóa chất trên bát đĩa, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Bạn không nên đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa. Như vậy vừa gây lãng phí mà khi tráng lại với nước cũng khó sạch.
Khi sử dụng bát đĩa không được rửa sạch, các hóa chất còn sót lại có thể dính vào đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Tốt nhất, bạn nên dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho lên bọt rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt sau đó mới đem ra rửa bát.
Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
Nhiều bà nội trợ nghĩ ngâm bát đũa trong nước có pha nước rửa bát sẽ tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, việc ngâm càng lâu sẽ khiến dung dịch tẩy rửa có khả năng ngấm vào chén đĩa càng cao.
Đặc biệt, đối với các dụng cụ làm bằng chất liệu dễ thấm như gỗ, tre... bạn càng không nên ngâm trong nước rửa bát lâu. Bởi một khi đã thấm hóa chất thì những vật dụng này không thể tẩy rửa sạch.
Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Nhiều chị em thường nghỉ rằng chỉ cần tráng bát đĩa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được.
Tuy nhiên bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa.
Để làm sạch hóa chất, hãy tráng bát đĩa thật kỹ sau khi rửa với nước rửa bát. Nên rửa từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
Dùng xà phòng, bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư.
Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…
Mua nước rửa chén không rõ nguồn gốc
Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn.
Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình “cộng gộp” các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.
Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn. Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp.
Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Do đó các nhà khoa học khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc tẩy rửa ở nhiệt độ cao, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.
Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để. Do đó, tuyệt đối không dùng nước tẩy rửa cho các dụng cụ này.
Không pha loãng nước rửa bát
Nhiều người trong chúng ta sử dụng nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa mà không pha loãng dẫn tới một lượng lớn hóa chất còn lại trong bát, đĩa. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng giải độc gan.
Bạn nên pha loãng nước rửa bát bằng nước. Ngoài ra nếu bát đĩa không có dầu, mỡ thì có thể được rửa trực tiếp bằng nước nóng.
Không chú ý đến vệ sinh của giẻ rửa bát
Nếu giẻ rửa bát không được thay thế trong một thời gian dài, số vi khuẩn trong nó sẽ sản sinh rất nhanh và lên tới con số rất lớn. Với một chiếc giẻ rửa bát bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại rất nhiều trong đĩa và bát khi rửa. Chúng tôi khuyên bạn nên thay giẻ rửa bát trong khoảng 1-2 tháng.
Không đeo găng tay khi rửa bát
Dù nước rửa bát của bạn có xịn đến đâu đi nữa thì bạn cũng nên bảo vệ đôi tay của mình bằng cách đeo găng mỗi khi rửa chén bát. Đối với những người phải làm công việc rửa chén thuê ngoài hàng quán, ngoài việc đeo găng tay thì nên đeo thêm khẩu trang để hạn chế tiếp xúc lâu dài với mùi bay ra từ nước rửa bát.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay