Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Dược phẩm cho giấc ngủ

12:00 AM | 08/10/2018

Thiếu ngủ triền miên là nguyên nhân gây huyết áp cao, stress và mức ôxy trong máu thấp. Để đối phó với nó, nhiều dược phẩm giúp cho ngươì ta có được “niềm vui ngủ” đã ra đời. Nhưng để sử dụng chúng thật hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Một vòng cùng Tây y

Với những tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để kiểm soát các rối loạn ưu tư, chống động kinh, có tác dụng giải lo, làm êm dịu, chống co giật, giúp thư giãn… các loại thuốc ngủ trên thị trường tân dược hiện nay có tác dụng giảm nhẹ và nhanh những triệu chứng của bệnh mất ngủ trong thời gian dùng nhưng khó giúp người bệnh cải thiện được bệnh sau khi ngưng dùng thuốc.

Duoc pham cho giac ngu

Ảnh minh họa

Có thể chia thuốc ngủ tân dược làm ba loại chính như sau:

- Các dẫn chất barbituric: Có loại gây ngủ nhanh và chậm nhưng đều gây độc chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp như ngăn cản cơn co giật, giảm đau tức thời...

- Các loại thuốc ít độc hơn nhóm trên (như cloral hyđrat, glutethimid...) nhưng gây ngủ kém.

- Các dẫn chất benzodiazepin đều thuộc loại thuốc bình thản, giãn lo âu, gây ngủ tốt. Trong đó, diazepam hiện được ưa dùng vì ít gây tác dụng phụ.

Lời khuyên: Cần điều trị mất ngủ bằng cách tìm và điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh (đau nhức trong người, sưng tấy vết thương, tiền mãn kinh, stress...) Chỉ khi “cực chẳng đã”, không còn cách nào khác mới phải dùng đến chúng, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn kết hợp với việc thay đổi một lối sống lành mạnh. Nếu quá lạm dụng các loại thuốc ngủ tân dược, người bệnh sẽ dễ bị nghiện, thậm chí còn bị ngộ độc thuốc gây tử vong.

Đến với Y học cổ truyền

Không đạt được hiệu ứng nhanh như thuốc ngủ tân dược, nhưng những bài thuốc ngủ của y học cổ truyền vẫn được đánh giá cao qua cách điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh và ít tác dụng phụ.

Dưới đây là ba bài thuốc Đông y chữa mất ngủ cho các nguyên nhân khác nhau:

1. Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, da xạm...

Bài thuốc: Củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10g; sắc uống mỗi ngày.

Duoc pham cho giac ngu

2. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10g; vỏ núc nác 6g; sắc uống.

3. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, ngủ không yên, thường chiêm bao.

Bài thuốc: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40g, sắc uống.

4. Mất ngủ kèm theo đầy bụng, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn.

Bài thuốc: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực, mỗi thứ 10g; hương phụ 12g, mộc hương 15g, sắc uống.

Ngoài ra, Đông y còn áp dụng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Kim Anh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Đầu trang
dich vu ke toan