Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Tin nổi bật »
  • Đâu là nơi dễ ẩn náu cục máu đông nhất trên cơ thể con người?

Đâu là nơi dễ ẩn náu cục máu đông nhất trên cơ thể con người?

12:00 AM | 22/10/2022

Nhiều người đã nghe nói đến huyết khối não – tức cục máu đông trong mạch máu não, một sát thủ cho sức khỏe, nhưng nơi có khả năng "ẩn náu" cục máu đông nhất là ở các chi dưới của cơ thể con người.

Chi dưới rất dễ “ẩn náu” các cục máu đông gây thuyên tắc phổi

Cục máu đông hay huyết khối là một trạng thái đông máu của máu trong mạch máu, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Trong số đó, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là phổ biến nhất.

Hệ thống tĩnh mạch quay trở lại từ các đầu về tim, và sự trở lại của hệ thống tĩnh mạch chi dưới phải vượt qua tác dụng của trọng lực để trở về tim.Trong quá trình này, máu tương đối dễ xảy ra chảy chậm, máu ứ.

Dau la noi de an nau cuc mau dong nhat tren co the con nguoi?
Cục máu đông hay huyết khối là một trạng thái đông máu của máu trong mạch máu, có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong toàn bộ hệ thống tĩnh mạch của con người, và những lý do này dễ dẫn đến tình trạng cục máu đông trong tĩnh mạch chi dưới của chúng ta.

Một khi cục máu đông chi dưới rơi xuống động mạch phổi có thể gây thuyên tắc phổi, nguy hiểm hơn.

Trường hợp nhẹ có thể bị ho, tức ngực, ngạt thở, trường hợp nặng thậm chí đột tử. Theo thời gian, sau khi cuccj máu đông tĩnh mạch gây tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới sẽ khiến da cẳng chân bị suy giảm dinh dưỡng và sưng tấy, người ta gọi là hội chứng sau huyết khối.

Những nhóm nguy cơ cao bị cục máu đông chi dưới cần phải hết sức cảnh giác

Các chuyên gia nhắc nhở, nếu đột ngột thấy chân phù nề, đau nhức rõ ràng thì cần nghi ngờ có cục máu đông ở chi dưới.

Một số nhóm nguy cơ cao cần phải hết sức cảnh giác, chẳng hạn như những bệnh nhân nằm liệt giường, cần phải cảnh giác với sự xuất hiện của cục máu đông ở chi dưới.

Bên cạnh đó, cũng có những bệnh nhân nằm liệt giường đã được phẫu thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật khớp cũng cần được tầm soát cục máu đông trong vòng một hoặc hai ngày sau phẫu thuật.

Dau la noi de an nau cuc mau dong nhat tren co the con nguoi?
Một số nhóm nguy cơ cao cần phải hết sức cảnh giác, chẳng hạn như những bệnh nhân nằm liệt giường, cần phải cảnh giác với sự xuất hiện của cục máu đông ở chi dưới.

Ngoài ra, đối với các bà mẹ tương lai trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, cũng cần loại trừ nguy cơ cục máu đông tĩnh mạch chi dưới do chân tăng áp lực và giảm vận động.

Làm thế nào để phòng ngừa cục máu đông tĩnh mạch chi dưới trong cuộc sống hàng ngày?

Đối với nhóm nguy cơ cao nằm liệt giường trong thời gian dài, các chuyên gia khuyến cáo nên tích cực vận động cơ chân càng nhiều càng tốt.

Nếu không có điều kiện thì có thể sử dụng tất thun y tế hoặc dụng cụ chèn ép bên ngoài, thậm chí là thuốc uống chống đông máu để ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

Đối với dân số nói chung, cố gắng tránh ngồi và đứng trong thời gian dài và tăng hoạt động của chi dưới.

Nếu phải ngồi lâu, chúng ta nên thực hiện một số bài tập bắp chân, chẳng hạn như kiễng gót chân để các cơ trên bắp chân sau co duỗi được đóng vai trò bơm cơ, thúc đẩy tĩnh mạch hoạt động trở lại.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu ke toan