Mận đang vào mùa, khám phá 5 lý do vì sao nên ăn mận
5:00 PM | 22/05/2024
Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả. Quả mận khi xanh có vị chua mát, khi chín đỏ sẽ có vị ngọt thanh, đem đến nỗi nhớ niềm thương trong trái tim của mỗi người. Đây là món ăn vặt này không thể thiếu vào dịp hè. Và không chỉ là những món ăn vặt khoái khẩu, mận còn có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
- 7 lợi ích sức khỏe đáng tận dụng của quả mận đối với trẻ sơ sinh
- Bí quyết ăn uống lành mạnh: Cách hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn từ 9 loại thực phẩm chúng ta thường ăn
- Để cơ thể luôn khỏe mạnh, nhất nhất phải bổ sung 6 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết này
- Điểm mặt 4 chất dinh dưỡng là ‘khắc tinh’ của bệnh ung thư
- Món ăn dinh dưỡng dành riêng cho người mắc bệnh tim mạch, nâng cao sức đề kháng mùa dịch
Lợi ích dinh dưỡng
Mận có nhiều lợi ích dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe khi ăn hợp lý. |
Một khẩu phần 80g cung cấp:
- 29Kcal/124KJ
- 0,5g chất đạm
- 0,1g chất béo
- 7,0g carbohydrate
- 1,7g chất xơ
- 192mg Kali
5 lợi ích sức khỏe của mận
1. Giàu chất chống oxy hóa
Mận chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, điều này có nghĩa là chúng giúp ngăn oxy phản ứng với các hóa chất khác và gây tổn thương cho tế bào và mô. Chúng đặc biệt giàu anthocyanin, hợp chất cũng là nguyên nhân khiến vỏ mận có màu sẫm. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy mận giàu hợp chất bảo vệ này hơn các loại trái cây khác bao gồm đào và xuân đào.
2. Có đặc tính chống viêm
Các hợp chất thực vật bảo vệ trong mận có đặc tính chống viêm và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật bao gồm ung thư, tiểu đường và béo phì.
3. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Mận đặc biệt giàu polyphenol gọi là axit chlorogen, một hợp chất cũng được tìm thấy trong cà phê, giúp cân bằng lượng đường trong máu và điều chỉnh sự thèm ăn.
Tiêu thụ loại quả này đảm bảo bạn được hưởng lợi từ hàm lượng chất xơ phong phú, giúp làm chậm quá trình giải phóng đường tự nhiên.
4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mận rất giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm cả canxi, giúp đảm bảo quá trình đông máu bình thường. Chúng cũng cung cấp kali và vitamin C cũng như giàu polyphenol bảo vệ, tất cả đều có liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.
5. Tăng cường chức năng nhận thức
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy hàm lượng polyphenol phong phú trong mận có thể giúp giảm thiểu sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Những người mắc các bệnh sau đây không nên ăn mận
Người bị dị ứng
Một số người bị dị ứng với mận. Chúng thuộc nhóm chất gây dị ứng 'phấn hoa bạch dương', cùng với táo và đào, và chúng có thể gây ngứa và sưng miệng hoặc cổ họng ở những người bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng dị ứng thường phát triển trong vòng vài phút và bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, nếu điều này phát triển thành phản ứng nghiêm trọng, được gọi là sốc phản vệ, thì đó là trường hợp cấp cứu y tế.
Người bị phẫu thuật
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn mận trước phẫu thuật 2 tuần bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Người có cơ địa nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.
Người bị bệnh dạ dày, men gan yếu
Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay