Uống nước lá vối cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không mắc phải những 'đại kỵ' này
8:00 AM | 20/12/2019
Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Những công dụng chữa bệnh thần kỳ của NƯỚC LÁ VỐI
- Lá đu đủ có thể chữa được nhiều bệnh
- Những công dụng chữa bệnh thần kỳ của lá lốt đối với sức khỏe
- Lá hẹ - thuốc quý chữa nhiều bệnh
- Đặt lá bắp cải vào ngực và chân trước khi đi ngủ - bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra
Cây lá vối, còn gọi là cây vối, thuộc loại cây thân gỗ. Ở nước ta cây vối được trồng nhiều ở miền Bắc. Cây vối thường cao 6-8 mét, đường kính có thể lên đến 50cm. Lá vối mọc đối, phiến lá có hình bầu dục, hai mặt đều có màu xanh lục nhạt, có đốm nâu. Đầu lá vối nhọn, gốc lá thuôn, mép lá không có răng cưa, không có lông.
Hoa vối thường mọc thành cụm. Hoa vối không có cuống, có màu trắng, lục nhạt. Quả vối rất nhỏ, có hình bầu dục, nhăn nheo. Khi chín quả vối sẽ có màu tím sậm giống quả sim và có dịch.
Các chất có trong nước lá vối tươi
Vậy việc uống nước lá vối có tác dụng gì cho cơ thể mà nhiều người thích sử dụng đến vậy. Trong lá vối tươi có chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:
Hoạt chất tanin có trong cả lá vối và nụ vối. Đây là một chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời cho cơ thể.
Các khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể
4% tinh dầu trong lá vối có mùi thơm dễ chịu giúp chống lại vi khuẩn
Các chất kháng sinh trong lá vối giúp ức chế vi khuẩn
Ngoài ra, các bộ phận khác của lá vối còn chứa chất béo, gallic, sterol và một vài chất khác.
Lợi ích của nước vối:
Hiệu quả cho người mắc tiểu đường
Trong lá vối có một hoạt chất tên là polyphenol - vô cùng dồi dào, kết hợp cùng hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase, giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
Kháng viêm cho da
Trong lá vối có một số chất kháng sinh, diệt khuẩn, rất tốt cho việc điều trị các bệnh ngoài ra, ngăn ngừa thâm sẹo. Không chỉ vậy, lá vối còn có khả năng "đánh bại" các vi khuẩn có hại như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế quản… giúp sát trùng, làm dịu cơn đau.
Bên cạnh đó, lá vối còn chứa một lượng vitamin C và muối khoáng dồi dào, giúp thanh lọc bồi bổ gan thận, cấp nước hiệu quả, mang đến một làn da mịn màng, phòng tránh mụn nhọt.
Điều hòa hệ tiêu hóa
Theo Đông y lá vối có công dụng kiện tỳ, vị đắng, tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa, kích thích tiết ra nhiều tuyến dịch có lợi, tạo cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, chất tannin có trong lá vối giúp bảo vệ niêm mạc ruột, có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại.
Tác dụng của lá vối với bà bầu
Giúp lợi sữa: Uống nước lá vối ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến sữa, từ đó đảm bảo thể chất khi sinh.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu: Hãm lấy nước lá vối tươi cho bà bầu uống hàng ngày sẽ giúp bà bầu hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời lá vối cũng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu.
Nhanh săn bụng sau sinh: Đây là tác dụng tuyệt vời của uống nước lá vối mỗi ngày với bà bầu. Nước vối sẽ giúp đánh tan mỡ bụng, cho cảm giác ngủ ngon hơn.
Uống nước lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Hoạt chất tanin và các vitamin trong nước lá vối sẽ giúp cho gan được giải độc hiệu quả hơn. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ gây suy nhược cơ thể. Tuy vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng nước uống cho hợp lý.
Tác dụng của lá vối giảm cân ở phụ nữ
Uống nước lá vối mỗi ngày với phụ nữ sẽ giúp giảm cân hiệu quả, đánh tan mỡ bụng. Hiệu quả sẽ tăng lên nếu sử dụng thêm cả nụ vối. Nên uống mỗi khi cảm thấy khát nước chứ không nên thay thế hoàn toàn nước uống hàng ngày.
Những lưu ý khi uống nước vối:
Không được uống nước vối khi đói bụng
Về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.
Chỉ nên uống 1 ấm hoặc 1 ly lá vối một ngày
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, cây vối hay còn gọi là hậu phác có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae) có nhiều bộ phận được dùng tốt là vỏ thân, lá, nụ.
Trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu.
Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh đối với một số vi trùng Gram+ và Gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển.
Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết
Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hãm lấy nước uống thay trà trong ngày kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
Hạn chế uống nước lá vối tươi
Lá vối tươi có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Thay vào đó hãy sử dụng lá vối và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi.
Phong Vũ
Theo Pháp luật đời sống
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay