Tiết lộ 10 điều không thể không biết về ung thư vú
9:32 AM | 22/10/2015
Cứ 8 người thì có một người bị ung thư vú, đó là một trong những sự thật khắc nghiệt mà bạn cần biết để cảnh giác và kịp thời cứu mình.
- Những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc không nên ăn chung
- Cực khoái trong phim "người lớn" có thực không?
- Cứu con khỏi ngáo ộp “táo bón”
- 10 thực phẩm giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim
Gen di truyền ảnh hưởng đến ung thư vú như thế nào?
Các nhà khoa học cho hay, chỉ có 3 trong 100 loại ung thư là do di truyền xác định. Tuy nhiên, nếu bạn có người thân như mẹ hay chị em bị ung thư vú, bạn có khả năng bị ung thư cao gấp đôi bình thường.
Tỷ lệ bị ung thư ở phụ nữ là cứ 8 người thì có 1 người bị ung thư vú.
Ung thư vú được xem là dạng ung thư phổ biến ở phụ nữ, mặc dù nó chỉ phát triển ở hầu hết phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, cứ 5 người thì có 1 người bị bệnh này dưới độ tuổi 50.
Nếu bạn có một khối u, làm thế nào để biết đó là triệu chứng của ung thư vú?
Khối u ở vú không có nghĩa là bạn đang mắc ung thư vú. Đây có thể là triệu chứng của u nang, nhiễm trùng hoặc khối u lành tính. Nếu có dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.
Khi bào bạn đủ điều kiện sàng lọc ưng thư vú?
Tại Anh, độ tuổi đủ điều kiện để thực hiện sàng lọc ung thư vú là từ 50-70 tuổi, hiện tại nước này đang nới rộng xuống từ 47 đến 73 tuổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yêu cầu được kiểm tra ở bất cứ độ tuổi nào.
Bạn nên tự kiểm tra vú tại nhà thế nào?
Các chuyên gia cho hay, bạn nên tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần. Tốt nhất, nên hình thành thói quen kiểm tra hàng tháng để nhận biết những dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
Có phải béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và các loại ung thư khác. Nguyên nhân là bởi mỡ không chỉ gây to bụng mà còn gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực đặc biệt làm tăng các thông báo hóa chất hay hoóc-môn, một trong số những hoóc-môn bất lợi là estrogen. Oestrogen được cho là thủ phạm làm tăng ung thư vú, do vậy nếu thừa cân, béo phì thường có tỷ lệ ung thư vú cao so với nhóm người có trọng lượng bình thường.
Chất khử mùi làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Câu trả lời ngắn gọn là không chắc chắn. Một số nghiên cứu cho thấy chất khử mùi cơ thể có thể làm tăng nguy cơ do có chứa hợp chất nhôm, nhất là trong chất khử mồ hôi. Các hợp chất này phong bế tạm thời các tuyến mồ hôi nhưng nó lại gây tích tụ trong mô vú và tạo ra một số hiệu ứng giống như estrogen. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu lại không phát hiện thấy bằng chứng.
Mặc sai kích cỡ áo ngực có thể gây ung thư vú?
Câu trả lời cho câu hỏi này cũng là không chắc chắn. Một số nghiên cứu trước đó cho rằng mặc áo ngực chật có thể làm giảm sự lưu thông bạch huyết từ vú, từ đó gây ra sự tích tụ các độc tố có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho kết luận này.
Rượu và thuốc lá có làm tăng ung thư vú?
Các chuyên gia cho hay, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư tử cung, dạ dày, miệng, bàng quang hay buồng trứng. Uống quá nhiều rượu, thậm chí là chỉ quá giới hạn cho phép cũng làm tăng 10% nguy cơ ung thư vú.
Ung thư vú có phổ biến ở nam giới?
Thực tế, căn bệnh này không phổ biến ở nam giới, mỗi năm có khoảng 400 bị bệnh này. Nguyên nhân là bởi vòng 1 của họ ít mô hơn phụ nữ. Ung thư vú phổ biến hơn ở những nam giới trên 60 tuổi, những người đàn ông có tiền sử gia đình bị ung thư vú hay những người đàn ông béo phì.
Liệu pháp thay thế hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Liệu pháp thay thế hormon (HRT), ngoài việc làm giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh, nó còn có chứa hormone estrogen, và nếu quá nhiều progesterone có thể thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Cứ 100 ca bị ung thư vú thì có 4 trường hợp liên quan đến HRT, chủ yếu là nhóm người dùng HRT có chứa cả hai loại hormone nói trên.
Theo DM
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay