Thật đáng sợ, một đêm mất ngủ bằng 6 tháng tích trữ mỡ
9:52 AM | 04/12/2015
Bạn nghĩ rằng mình còn trẻ, mình tăng động và lên giường khép mắt lúc 10 giờ tối là điều không thể. Hãy nghĩ lại, còn một ngày thức khuya thì sau này bạn sẽ còn hối hận dài lâu.
- Buổi sáng ngủ dậy mà có triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường
- 6 thực phẩm cho giấc ngủ sâu
- Bị tê chân khi ngủ là bệnh gì?
Việc ngủ đủ giờ giấc là rất quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu ổn định và giảm thiểu các căn bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường. |
Bạn đã đọc tiêu đề của bài viết này và rất thắc mắc làm thế quái nào mà một đêm mất ngủ lại có thể bằng 6 tháng ăn uống vô độ, nhiều chất béo. Thực tế này xảy ra là do cơ thể sản xuất insulin của chúng ta đấy các bạn ạ, và rất nhiều đồng nghiệp của mình dù còn rất trẻ đã phải gặm nhấm nỗi khổ của người bị tiểu đường.
Insulin là một loại hormone giúp giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá cao (tăng đường huyết) hoặc xuống quá thấp (hạ đường huyết).
Theo một nghiên cứu mới đây do tiến sĩ Josiane Broussard và đồng nghiệp thuộc Trung tâm Y khoa Cedars-Sinai (Los Angeles, Mỹ) tiến hành thì: Một đêm mất ngủ sẽ làm giảm độ nhạy cảm insulin của cơ thể tương đương với hậu quả do ăn uống nhiều chất béo trong 6 tháng.
Khi cơ thể bớt nhạy cảm với insulin hay còn gọi là "kháng insulin", cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu tường loại 2, cụ thể là lượng đường trong máu quá nhiều và khả năng phản ứng với insulin của cơ thể hoạt động yếu kém.
Tiểu đường sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim. Càng ít nhạy cảm với insulin, bạn càng gặp khó khăn trong việc hấp thụ dưỡng chất, tiêu hóa carbohydrate và duy trì trọng lượng tiêu chuẩn.
Những người dễ tăng cân và người béo phì thường dễ bị kháng insulin, hậu quả là họ sẽ mắc bệnh tiểu đường. Vòng tuần hoàn ác nghiệt này có thể bắt đầu chỉ với một đêm mất ngủ.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường hiểu rõ tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng, nhưng có thể họ không hiểu rõ lắm tầm quan trọng then chốt của giấc ngủ đối với sự cân bằng của cơ thể.
Vì thế, việc ngủ đủ giờ giấc là rất quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu ổn định và giảm thiểu các căn bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường.
Kết luận: Điểm mấu chốt rút ra từ nghiên cứu này là bạn đừng lơ là chuyện ngủ nghê của mình mà hãy hình thành một thói quen ngủ nghiêm túc. Hãyngủ đủ mỗi đêm, từ 7-8 tiếng. Và nếu bạn cho rằng "Thức khuya một đêm thì có làm sao", hãy nghĩ lại. Một nghiên cứu khác đăng trên tờ Diabetes Care cho thấy có 7 bệnh nhân tiểu đường loại 1 đã bị kháng insulin ngoại vi chỉ sau một đêm ngủ 4 tiếng.
Dù vậy, tin tốt là tình trạng kháng insulin này có thể giảm đi nếu bạn phục hồi lại chế độ ngủ hợp lý. Vậy nhớ đừng thức khuya nhé.
Nguồn Lifehack
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay