Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Sau vụ cảnh sát để bé cắn tay khi co giật, bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu đúng nhất

Sau vụ cảnh sát để bé cắn tay khi co giật, bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu đúng nhất

8:00 AM | 08/08/2019

Lo sợ bé trai bị co giật sẽ tự cắn vào lưỡi, chiến sĩ cảnh sát đã đưa tay vào miệng bệnh nhi. Nhưng về phương diện sơ cứu, hành động là hoàn toàn sai khi cấp cứu nạn nhân bị co giật, động kinh.

Tối 4/8, sau trận đấu giữa CLB Dược Nam Hà Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai kết thúc, hình ảnh chiến sĩ cảnh sát cơ động trên sân Thiên Trường giúp một cháu bé bị co giật đi cấp cứu được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Theo những hình ảnh được ghi lại cho thấy, em bé đang có dấu hiệu co giật, mất ý thức được một chiến sĩ cảnh sát bế, một người khác thì lấy tay cho vào miệng để tránh tình trạng nuốt lưỡi. Điều đáng chú ý, trên gương mặt anh cảnh sát lộ rõ sự đau đớn do cậu bé vẫn cắn chặt miệng.

Ngay sau khi xuất hiện, mọi người đều nhận xét đây là hình ảnh vô cùng đẹp về người chiến sĩ cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, đứng về phương diện y học, các bác sĩ đều cho rằng việc làm trên là cấp cứu sai cách, đặc biệt là việc cho tay vào miệng cháu bé và bế cháu bé chạy đi cấp cứu.

Sau vu canh sat de be can tay khi co giat, bac si huong dan cach cap cuu dung nhat

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết khi sơ cứu không được di chuyển người đang bị co giật. Không cố gắng đè lên người bệnh hoặc làm bất kỳ điều gì để dừng cơn co giật.

"Không dùng tay, không cho vật cứng như muỗng, đũa hoặc vắt chanh vào miệng người co giật vì không có tác dụng mà còn dễ gây nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng, hít sặc", bác sĩ Nam nhấn mạnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết trường hợp trẻ lên cơn động kinh, người lớn cần biết cách sơ cứu chính xác để tránh làm tình trạng tăng nặng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Ngô Hùng (khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống chứ không lè ra để có thể cắn phải. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.

Vị bác sĩ này chia sẻ, lực cắn của con người khoảng từ 150 đến 200 PSI (pound per square inch - chỉ số đo áp suất), gần bằng 105.000-140.000 kg (lực)/m2. Do đó, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến người cho tay vào bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu.

Sau vu canh sat de be can tay khi co giat, bac si huong dan cach cap cuu dung nhat

Cách sơ cứu khi gặp người bị co giật:

- Đầu tiên, hãy thật bình tĩnh và đảm bảo môi trường xung quanh người co giật an toàn. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn gần nạn nhân. Bởi người đang co giật thường mất tri thức và không thể kiểm soát được bản thân, có thể tự gây tổn thương tới chính mình hoặc những người xung quanh.

- Bảo vệ đầu người co giật bằng cách kê một vật mềm (như chăn, khăn) dưới vùng đầu.

- Tiếp đó, hãy nới lỏng quần áo, những thứ bó chặt quanh cổ, bụng để tránh gây nghẹt thở.

- Để nạn nhân giật một cách tự nhiên, bởi khi đã co giật thì việc ghì đè hay giữ cũng sẽ không thể làm hạn chế sức giật của nạn nhân, thậm chí còn có thể gây chấn thương cho cơ và khung xương khi lực tì đè quá lớn. Thông thường, nạn nhân sẽ hết giật khi hết xung điện phóng ra, qua vùng vận động của não hoặc khi ngừng tuần hoàn (co giật kéo dài có thể gây ngừng thở, ngừng tim).

Sau vu canh sat de be can tay khi co giat, bac si huong dan cach cap cuu dung nhat

- Khi nạn nhân đã hết co giật, hãy tiến hành kiểm tra xem nạn nhân còn thở, còn mạch đập hay không. Nếu không có mạch hoặc ngừng thở thì cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim thổi ngạt.

- Nếu có mạch, còn thở thì nhẹ nhàng xoay nạn nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng, tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình.

- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng bỏ người ta lại một mình mà cần theo dõi xem nạn nhân đã hồi phục tri giác chưa, có yếu cơ hay liệt không. Tuyệt đối không cho ăn uống gì cho tới khi chắc chắn nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn.

- Gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đi cấp cứu trong điều kiện phù hợp.

Sau vu canh sat de be can tay khi co giat, bac si huong dan cach cap cuu dung nhat

Những điều không được làm:

- Không đè hoặc cố gắng dừng cơn co giật của bệnh nhân.

- Tuyệt đối không đưa bất kỳ vật gì vào miệng người co giật, bởi nó không có tác dụng gì mà lại dễ gây nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng, gây hít sặc, nhất là với trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định.

- Không hà hơi thổi ngạt (CPR) trong cơn co giật (có thể bắt đầu CRP sau cơn co giật).

- Không được cho bệnh nhân dùng thức ăn, nước uống cho đến khi họ hoàn toàn tỉnh táo.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Đầu trang
dịch vụ làm kế toán trọn gói