Ngạt một bên mũi lâu ngày - Dấu hiệu cảnh báo ung thư
8:00 AM | 02/10/2019
Ung thư vòm họng là căn bệnh dễ đánh lừa bạn bởi những triệu chứng tưởng chừng rất bình thường. Không ít trường hợp bị chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn muộn mà không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài đau đầu, ngạt mũi…
- 12 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua
- Những đồ vật trong gia đình có mùi thơm nhưng cực kỳ độc hại, có thể gây ung thư
- Dưới đây là công thức làm hỗn hợp phòng chống ung thư cực mạnh
- 5 thực phẩm có thể ngăn chặn khối u và tiêu diệt tế bào ung thư
- Học người Nhật uống nước để tránh xa ung thư và tiểu đường
Đau đầu, ngạt mũi là những triệu chứng rất phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm xoang, cảm cúm… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chết người – ung thư vòm họng.
Thực tế, có nhiều trường hợp không phát hiện sớm bệnh ung thư vòm họng do các triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… Lúc này, cơ hội sống và điều trị của người bệnh giảm đi rất nhiều.
Các bác sĩ Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc cho biết, ung thư vòm họng là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và chiếm tỷ lệ mắc nhiều nhất trong các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ. Sở dĩ, bệnh thường bị phát hiện muộn là vì các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn do chủ yếu là mượn của các cơ quan lân cận như thần kinh, tai, mũi, hạch…
Các triệu chứng ung thư vòm họng:
- Đau đầu: ban đầu bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ, không thành cơn sau đau tăng lên dữ dội, đau liên tục và đau lan từ nửa bên bệnh sang bên dối diện.
- Ù tai: đầu tiên bệnh nhân chỉ ù tai một bên như tiếng ve kêu sau ù tai cả hai bên và ù liên tục, thính giác giảm.
- Ngạt mũi: lúc đầu ngạt mũi từng lúc, ngạt một bên mũi dùng thuốc điều trị không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, bệnh nhân có biểu hiện ngạt mũi liên tục, chảy máu mũi, chảy mủ lẫn máu.
- Nổi hạch góc hàm: góc hàm là vị trí di căn của hạch hay gặp nhất. Hạch lúc đầu nhỏ, rắn sau to dần theo thời gian, kém di động và lan ra nhiều vị trí khác.
- Liệt dây thần kinh sọ não: xảy ra khi khối u lan vào nền sọ, gây tổn thương các dây thần kinh sọ não…
- Chế độ ăn hợp lý
Tạo và duy trì thói quen ăn uống một cách khoa học, cụ thể như: Trong bữa ăn nên tăng cường nhiều rau xanh, và trái cây như là cà rốt, chuối, hay củ cải.... bởi trong những loại rau củ quả kể trên có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại tế bào ung thư.
Luôn duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ khoảng ít nhất 4-6 lần trong một tuần, điều này sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thêm nghệ để chế biến món ăn, nghệ có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư vòm họng phát tán.
Không nên sử dụng các loại đồ muối chua như cà muối, dưa muối, kim chi... để phòng tránh ung thư vòm họng.
- Không sử dụng đồ uống khi còn quá nóng
Thói quen sử dụng các loại đồ uống nóng cụ thể như trà, cafe, hay canh, súp... lúc còn đang nóng, đang bốc khói tưởng chừng vô hại, nhưng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng. Vì nước nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng này.
- Không sử dụng đồ nướng thường xuyên
Đồ nướng là một lựa chọn hàng đầu của nhiều người hiện nay, bởi vì nóng hổi, thơm ngon, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại những nguy cơ gây nên bệnh ung thư vòm họng.
Có thể mọi người không biết rằng, các thực phẩm khi nướng lên làm sinh ra các chất có khả năng gây ra các bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư vòm họng.
Sử dụng đồ nướng thường xuyên là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng.
- Không dùng chất kích thích
Các chất kích thích có trong thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư họng. Khi bạn sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn thì bao giờ vòm họng cũng là nơi đầu tiên bị hứng chịu những ảnh hưởng. Ngoài ra, khi dùng các chất kể trên, có thể mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, lao phổi… Theo nghiên cứu, khói thuốc có trên 60 chất sinh ung thư. Và do vậy, bạn có khả năng giảm được 1/2 nguy cơ ung thư phổi và giảm dần nguy cơ ung thư họng, thực quản, bàng quang, thận và tuyến tụy khi đã ngưng sử dụng thuốc lá.
- Rèn luyện thể dục thể thao
Cần chú ý tập luyện, rèn luyện thể dục, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.Mỗi ngày, bạn nên vận động các bài thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút. Việc này không những giúp bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu, giải tỏa stress mà còn giúp các cơ vận động, đốt cháy lượng mỡ thừa và giúp bạn tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh tật.
- Điều trị sớm các bệnh tai mũi họng
Khi có các biểu hiện bất thường ở tai, mũi họng, bạn cần tới các cơ sở y tế khám chữa. Bởi nếu để lâu, bệnh có thể phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra các bệnh khác, đặc biệt là ung thư vòm họng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là phương pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe một cách nhanh và khoa học, hiệu quả nhất.
Với bệnh ung thư vòm họng, việc chẩn đoán. thăm khám thường khó khăn hơn những vị trí khác. Nguyên nhân do vị trí giải phẫu khó khám, các triệu chứng vay mượn của các bệnh liên quan đến vòm họng thông thường. Do đó, bệnh nhân thường bỏ qua và kéo dài làm bệnh thêm nặng. Từ đó rất khó điều trị và giảm thời gian sống của bệnh nhân.
Một số thống kê về tỷ lệ chữa lành của bệnh nhân cho thấy: Đối với trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm tỷ lệ chữa bệnh rất cao trung bình 70 - 90%. Còn với trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn tỷ lệ chi còn khoảng 15 - 30%.
Do đó, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra, đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể kịp thời phát hiện ung thư ngay từ khi bắt đầu phát bệnh.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay