Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Mặt tối của mì ăn liền: Điều gì khiến chúng có hại cho sức khỏe dù là món ăn tiện dụng và hấp dẫn

Mặt tối của mì ăn liền: Điều gì khiến chúng có hại cho sức khỏe dù là món ăn tiện dụng và hấp dẫn

12:00 AM | 22/08/2021

Thông tin về một số sản phẩm mì ăn liền bị cảnh báo thu hồi ở châu Âu trong những ngày gần đây khiến nhiều người quan tâm và bắt đầu thận trọng trong việc tiêu thụ món ăn vô cùng tiện dụng này. Vậy thực tế tiêu thụ mì ăn liền có tốt cho sức khỏe hay không, hãy cùng tìm câu trả lời.

Theo thông tin từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đang đứng thứ 3 trong số những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới trong năm 2020, chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Nhưng nếu tính bình quân đầu người, số lượng mì gói mỗi người Việt tiêu thụ hàng năm lại đang đứng vị trí số 1 thế giới.

Với Trung Quốc (quốc gia đông dân nhất thế giới), lượng tiêu thụ mì gói nhiều nhất rơi vào khoảng 46,35 tỷ gói mì ăn liền/1 năm. Indonesia đứng thứ 2 với 12,64 tỷ gói, Việt Nam là 7,03 tỷ gói, Ấn Độ 6,73 tỷ gói, Nhật Bản 5,97 tỷ gói mì ăn liền/1 năm. Trong đó, tính bình quân, Việt Nam tiêu thụ 72 gói mì/1 người/1 năm cao hơn cả Trung Quốc (32 gói mì/1 người/1 năm), Indonesia là 46 gói và Nhật Bản là 47,2 gói.

Mat toi cua mi an lien: Dieu gi khien chung co hai cho suc khoe du la mon an tien dung va hap dan

Mì ăn liền là món ăn nhanh tiện dụng được sử dụng nhiều ở các nước Châu Á.

Vì những loại mì ăn liền này được sản xuất để có thời hạn sử dụng lâu hơn, nên chúng được chế biến rất kỹ lưỡng. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, nhiều chất béo, calo và natri và được tẩm màu nhân tạo, chất bảo quản, chất phụ gia và hương liệu. Trong hầu hết các trường hợp, bột ngọt (MSG) cũng như tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ) ,một chất bảo quản hóa học có nguồn gốc từ ngành dầu khí, có thể có trong mì ăn liền.

Năm 2020, một nghiên cứu của Hàn Quốc được thực hiện về tác động của mì ăn liền đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, mặc dù mì ăn liền là một thực phẩm tiện lợi và ngon miệng, nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có lượng natri cao, chất béo bão hòa không lành mạnh và lượng đường huyết cao.

Tiêu thụ thường xuyên mì ăn liền không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp và các vấn đề về tim…

Mat toi cua mi an lien: Dieu gi khien chung co hai cho suc khoe du la mon an tien dung va hap dan

Mì ăn liền dù được chế biến kĩ với hương vị ngon nhưng lại không có chất dinh dưỡng.

Điều khiến mì ăn liền trở nên tồi tệ đối với sức khỏe của chúng ta là thực tế nó đã được chế biến rất kỹ với hương vị đậm đà hơn nhưng lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào.

Mì ăn liền có chứa chất béo bão hòa mà nếu tiêu thụ quá mức hoặc thường xuyên sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu. Có hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường type 2.

Nếu bạn lấy mì gói làm thực phẩm chính hàng ngày, bạn sẽ không đáp ứng được lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần. Trong khi đó, ăn quá nhiều muối và các chất béo bão hòa sẽ gây rối loạn điện giải, giữ nước và natri, thậm chí là bệnh tiểu đường, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Điều đó thực sự tồi tệ khi với nhiều người trong chúng ta, không ít lần vào đêm muộn hoặc vào một buổi sáng Chủ nhật lười biếng, bạn thường thức dậy và nấu nhanh mì gói chỉ để chế ngự cơn đói cồn cào.

Tuy nhiên, nếu không phải trong trường hợp cấp bách, đừng bao giờ nên thay thế các bữa ăn thực tế bằng mì ăn liền. Bạn nên nhớ rằng, chế độ ăn uống cân bằng với tất cả các chất dinh dưỡng mới đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Đầu trang
kế toán kinh doanh dịch vụ