Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

Khi nào nên xét nghiệm COVID-19 sau khi tiếp xúc F0?

12:00 AM | 20/02/2022

Tình hình ca nhiễm Covid-19 ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đang có dấu hiệu tăng trở lại. F0 ở cộng đồng đang lo nỗi lo của nhiều người. Sau khi tiếp xúc với F0 nhiều người thường lo lắng và mua kit test để yên tâm hơn. Tuy nhiên, kết quả test ngay sau khi tiếp xúc với F0 có chính xác hay không? Hãy cùng Sức khoẻ Gia đình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc chung là sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19. Và thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người có thể xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR, phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất thì thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Khi nao nen xet nghiem COVID-19 sau khi tiep xuc F0?

Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19.

Sở dĩ, cần phải tuân theo khoảng thời gian xét nghiệm là do virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức “đủ” số lượng để các xét nghiệm mới có thể phát hiện được.

Theo đó, 2 trường hợp cần xem xét thời gian thực hiện xét nghiệm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh gồm:

- Với người chưa tiêm vắc xin: thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính trong khoảng 24 đến 48 giờ.

- Với người đã tiêm vắc xin: khoảng thời gian xét nghiệm dương tính từ 5 đến 7 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc với mầm bệnh.

Đối với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên có kết quả âm tính thì cần xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 48 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì phải xét nghiệm RT-PCR.

Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.

Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng.

Khi mọi người tụ tập với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo những người có mặt cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được thoáng mát. Bên cạnh đó, cần xịt khuẩn tay thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Đầu trang
dich vu tu van tai chinh