Hành tây có khả năng tẩy trắng quần áo và làm sạch nhiều vật dụng trong nhà bếp
3:00 PM | 18/10/2019
Không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm với nhiều công dụng cho sức khỏe, củ hành tây còn là phương pháp giúp nhiều bà nội trợ làm sạch quần áo và các dụng cụ trong nhà bếp.
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của củ hành tím sẽ khiến bạn bất ngờ
- Hành tây ngâm rượu - bài thuốc trị xương khớp hiệu quả
- Các mẹo đơn giản giúp tóc dài CẤP TỐC ngay tại nhà hiệu quả
- Những mẹo biến quần áo cũ thành mới với nguyên liệu tự nhiên, không độc hại
- Mẹo đơn giản giúp bạn ngủ ngon hơn
Tẩy vết bẩn trên áo trắng
Nếu áo trắng dính vết bẩn từ thực phẩm màu, bạn có thể dùng hành tây để xử lý một cách nhanh gọn.
Ngay khi áo trắng bị dính bẩn, bạn cần phải dùng khăn ướt để lau vết bẩn ngay lập tức.
Sau đó, hãy lấy một củ hành tây và băm nhuyễn (hoặc xay nhuyễn). Đổ phần hành tây này lên toàn bộ vùng bị bẩn và để qua một đêm.
Hôm sau, bạn đem áo đi giặt bình thường, vết bẩn sẽ biến mất hoàn toàn.
Làm sạch vỉ nướng
Bạn hãy dùng một lát hành tây, sau đó dùng 1 nửa đã cắt chà xát lên vỉ nướng. Sau khi chà bằng hành tây, lấy khăn ướt hoặc giấy ướt lau sạch vỉ nướng.
Dao bị gỉ
Dùng một lát hành tây cũng có thể giúp bạn làm mới con dao cũ bị hoen gỉ. Bạn chỉ cần lấy một lát hành tây chà lên mặt dao, các vết gỉ sẽ nhanh chóng bị đánh bay.
Lau kính
Các ô cửa kính hoặc gương trong nhà sau một thời gian dùng sẽ bị bám bẩn, khó lau sạch. Nếu không muốn sử dụng các loại nước tẩy rửa hóa chất, bạn hoàn toàn có thể lấy một lát hành tây, chà lên mặt kính rồi lau lại bằng khăn khô. Kết quả sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ đó.
Làm sạch vết sữa cháy trong nồi
Sau khi đun nóng sữa trong nồi, sữa rất dễ bị cháy và để lại vết bẩn khó cọ rửa. Chỉ bằng một lát hành tây, chị em có thể đánh bay những vết bẩn này một cách nhẹ nhàng, không cần tốn sức.
Cách làm rất đơn giản, bạn đổ vào nồi ít nước và vài lát hành tây, đun sôi trong vài phút rồi đem rửa nồi lại với nước sạch, vết bẩn sẽ biến mất.
Tác dụng của hành tây với sức khỏe:
Hành tây rất giàu chất chống ôxy hóa
Một củ hành tây cỡ vừa sẽ chỉ có khoảng 44% calo, cung cấp 20% nhu cầu vitamin C và 5-10% nhu cầu B6, folate, kali và mangan. Nhưng hành tây cũng rất giàu các chất chống ôxy hóa với hàng chục loại khác nhau, trong đó có chất chống ôxy hóa cực mạnh quercetin.
Các lớp bên ngoài của hành tây chứa lượng chất chống ôxy hóa rất lớn.
Chống lại ung thư
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã xem xét mức độ thường xuyên ăn hành của người Ý và Thụy Sĩ so với các loại rau, tỏi khác.
Họ nhận thấy trong quần thể nghiên cứu, có mối liên hệ nghịch giữa mức độ thường xuyên sử dụng hành tây với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư phổ biết – tức là càng ăn nhiều hành tây, tỏi thì tỉ lệ mắc ung thư càng giảm.
Cải thiện mật độ xương
Một nghiên cứu về tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên cho thấy mối liên quan giữa ăn hành tây với sức khỏe xương.
Những phụ nữ ăn hành tây thường xuyên sẽ có mật độ xương tốt hơn và giảm nguy cơ gãy xương hông 20% so với những người chưa bao giờ ăn hành.
Hành tây cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Đó là bởi vì hành tây rất giàu inulin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic thực phẩm bổ dưỡng được các lợi khuẩn ưa thích.
Inulin cũng giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện đường huyết, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ xương. Nó cũng có thể hỗ trợ giảm cân nhờ khả năng kiểm soát sự thèm ăn.
Giúp giảm cholesterol máu
Một nghiên cứu thú vị trên phụ nữ thừa cân và béo phì có hội chứng buồng trứng đa nang cho thấy, những bệnh nhân được chỉ định ăn nhiều hành tây (bao gồm cả hành tây đỏ sống) trong 8 tuần đã có sự sụt giảm cholesterol xấu nhiều hơn những người ăn ít hành tây.
Một nghiên cứu khác trên 24 phụ nữ có cholesterol cao cho thấy người uống nước ép hành tây hằng ngày trong 8 tuần đã giảm cholesterol tổng, cholesterol xấu LDL và giảm cả số đo vòng eo so với những người dùng giả dược.
Một số trường hợp nên hạn chế dùng hành tây:
Người đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Phụ nữ mang thai bị sung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Người sinh lý yếu
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Người bị đau dạ dày
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
Những người huyết áp thấp
Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn
Ánh Dương
Theo tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay