Gạo trắng - “Thủ phạm” chính gây bệnh tiểu đường
12:00 AM | 13/06/2020
Nhiều cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã kết luận, ăn gạo trắng nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn 3 bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người ăn 2 bữa/tuần.
- Bệnh tiểu đường có chữa được không?
- Mách bạn 9 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
- Học người Nhật uống nước để tránh xa ung thư và tiểu đường
- 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường sớm
- Điểm tên 7 loại đồ uống tốt cho người bệnh TIỂU ĐƯỜNG
Ảnh minh họa |
Từ việc tổng hợp hàng loạt những cuộc nghiên cứu nhỏ kéo dài từ 4 đến 22 năm với tổng số người tham gia lên đến 352.000 người đến từ các nước châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) và hai ở phương Tây (Mỹ và Úc).
Các nhà nghiên cứu tại trường Y tế Cộng đồng Harvard ở Boston (Mỹ) đã chỉ ra, châu Á vẫn là khu vực có nhiều người mắc bệnh tiểu đường hơn cả. Nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ ăn giàu chất đường bột, chủ yếu là gạo trắng.
Theo các nhà nghiên cứu, gạo có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose. Chỉ số đường huyết của gạo trắng là 64 trên thang điểm 100 - đứng đầu trong số các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Những lợi ích mà gạo trắng mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ, không nên dùng liên tục trong bữa ăn. Có thể sử dụng kết hợp gạo lức, gạo lật nảy mầm, bởi những loại gạo này có khả năng làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn và còn tác dụng giảm béo phì.
Hải Chi
Theo tạp chí Sống Khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay