Dị ứng thời tiết không còn là nỗi ám ảnh với những mẹo này
12:00 AM | 28/05/2019
Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất dễ gặp khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tuy không nguy hiểm nhưng lại thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của nhiều người.
- Thời tiết giao mùa dễ cảm cúm, hãy dùng ngay 4 hỗn hợp từ GỪNG
- Chẳng còn lo đau xương mỏi khớp kể cả khi thay đổi thời tiết với công thức Nhật Bản
- Những điều cần biết khi bị DỊ ỨNG HẢI SẢN
- Chữa dị ứng mắt chỉ bằng uống nước
1. Dị ứng thời tiết có lây không?
Dị ứng thời tiết là một dạng dị ứng rất khó tránh bởi vì do yếu tố thiên nhiên tác động. Hiện tượng này chính là sự phản ứng thái quá của cơ thể với yếu tố thời tiết nhất định, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có người dị ứng khi ra ngoài nắng hoặc có người thì dị ứng khi trời lạnh, hay dị ứng nếu dính nước mưa…
Trên thực tế, dị ứng thời tiết có thể xảy ra vào bất kì mùa nào trong năm. Những ngày hè nóng bức làm cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Vào mùa đông thì nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng bắt đầu xuất hiện. Hay ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết.
Theo bác sĩ Tuyết Lan (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc), dị ứng thời tiết không phải là một bệnh lây nhiễm và bệnh sẽ không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, những tổn thương trên da có thể lan ra nhiều vùng trên cơ thể nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
Đặc biệt, khi bị dị ứng thời tiết thường kèm theo hiện tượng ngứa ngáy vì vậy nếu gãi hay chà xát quá mạnh ở vùng da đó, có thể dây xa trầy xước hoặc tổn thương. Đây sẽ chính là cơ hội để các vi khuẩn, vi rút xâm hại làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Nhiều lúc, do viêm nhiễm mà da có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí để lại sẹo.
2. Dấu hiệu của dị ứng thời tiết
- Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, càng gãi các chấm đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp trên da mà không thỏa mãn cơn ngứa.
- Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt.
- Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ vàcó xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Có tổn thương niêm mạc ruột gây đau bụng dữ dội, và thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp có thể dẫn đến tử vong.
3. Cách khắc phục dị ứng thời tiết tại nhà
- Dưỡng ẩm da
Việc dưỡng ẩm da sẽ giúp cho da giữ được độ ẩm từ nhiên cần thiết. Từ đó, sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng khô ráp và bong tróc da do dị ứng thời tiết, da sẽ sáng khỏe hơn và ngăn ngừa được sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Nên sử dụng kem dưỡng dịu nhẹ để chăm sóc cho làn da. Lưu ý, trước khi thoa kem trên diện rộng hãy test trước lên 1 vùng da nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra được nguy cơ da kích ứng với kem dưỡng ẩm.
- Mẹo dân gian:
Sử dụng một số loại thảo dược từ tự nhiên như: khoai tây, dưa leo, mướp đắng để thái lát mỏng. Sau đó, dùng các loại thảo dược này đắp lên vùng da bị tổn thương. Để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô. Những loại thảo dược này tác dụng tốt trong việc làm mềm da, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da và làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, có thể sử để đẩy lùi các triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay, phát ban hiệu quả vì trong lá lốtcó chứa nhiều dạng tinh dầu, đặc biệt là chất piperidin – một loại kháng sinh tự nhiên. Lá lốt tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo rồi vò nát. Cho lá lốt đã vò nát vào nồi, đổ nước với lượng tùy thuộc vào diện tích da bị dị ứng, đun thật kĩ, sôi khoảng 10 – 15 phút, để tinh dầu được tiết ra. Để nước nguội bớt, dùng khăn sạch thấm nước lá lốt và xoa đều lên vùng da bị ngứa ngáy, dị ứng khó chịu. Sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch, thực hiện liên tục 2 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
- Dùng thuốc kháng histamine
Để nhanh chóng giải quyết được những cơn ngứa, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, theo chuyên gia Da liễu khuyến cáo, bởi có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng,... vì vậy, bệnh nhân không nên tự tiện dùng thuốc và phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn như dị ứng toàn thân, khó thở… phải đến ngay cơ sở y tế khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và phòng bệnh
4. Biện pháp phòng dị ứng thời tiết
- Che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài dù trong bất cứ thời tiết nào. Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu ra ngoài vào những ngày nhiều gió khi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gây cho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theo mùa.
- Khi trời nắng nóng, bạn nên tránh hoạt động trong một thời gian dài dưới nắng. Còn trời lạnh, nên giữ ấm cho cơ thể, hạn chế ra ngoài khi nền nhiệt xuống quá thấp.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da đúng cách, trong mọi thời tiết để đảm bảo độ ẩm cho làn da.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất. Bổ sung các loại thuốc chứ nhiều vitamin cũng sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, qua đó giúp cơ thể không bị dị ứng thời tiết.
- Giữ gìn không gian sống sạch thoáng để tránh sự sinh sôi của tác nhân gây bệnh.
Hà Thanh (T.H)
Theo Tạp chí Sống khỏe
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay