Chuyên trang cập nhập những thông tin mới nhất về sức khỏe

  • BKSK»
  • Sức khỏe A-Z »
  • Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chú ý tránh những sai lầm nghiêm trọng này

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chú ý tránh những sai lầm nghiêm trọng này

8:00 AM | 19/07/2021

Đôi khi có những bước trong chế biến thực phẩm chúng ta cho là đơn giản hoặc dễ dàng bỏ qua nhưng thực tế nó lại gây ra những sai lầm không đáng có, ảnh đến sức khỏe cả gia đình.

Các loại vi khuẩn gây hại chỉ mong chúng ta có dịp lơ là để tấn công vào các loại đồ ăn thức uống và gây bệnh cho con người. Bởi vậy, khi chế biến thực phẩm, chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ qui định đảm bảo vệ sinh, tránh những sai lầm nghiêm trọng.

1. Không rửa tay

Khi không rửa tay, vi trùng trên tay sẽ xâm nhập vào thực phẩm và làm cho thực phẩm không an toàn.

Cách khắc phục: Rửa tay đúng cách trong 20 giây bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ.

De dam bao an toan ve sinh thuc pham, chu y tranh nhung sai lam nghiem trong nay

Khi không rửa tay, vi trùng trên tay sẽ xâm nhập vào thực phẩm và làm cho thực phẩm không an toàn - (Ảnh: Internet).

2. Ăn bánh có chứa bột hoặc trứng chưa nấu chín

Bột và trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), Salmonella hoặc các vi khuẩn có hại khác.

Cách khắc phục: Nấu hoặc nướng kỹ bột và trứng. Không ăn thực phẩm có trứng sống hoặc chưa nấu chín. Không ăn bột sống hoặc bột chưa nấu chín có chứa bột mì hoặc trứng. Để bột thô tránh xa tầm tay trẻ em. Rửa tay, bề mặt làm việc và đồ dùng thật kỹ sau khi tiếp xúc với bột mì.

3. Nếm hoặc ngửi thức ăn cũ để xem còn ngon không

Bạn không thể nếm, ngửi hoặc nhìn thấy vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ nếm một lượng nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc và bệnh nặng.

Cách khắc phục: Theo cục an toàn thực phẩm và kiểm dịch, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong khoảng 2 giờ sau khi nấu và dễ hư hỏng ở nhiệt độ từ 4-60 độ C.

Sau khoảng thời gian này, bảo quản nóng hay lạnh không đúng đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đồ ăn nấu xong nên ăn ngay, sau đó đun lại, để nguội, cho vào hộp đậy nắp kín và cất vào tủ lạnh.

4. Rã đông hoặc ướp thực phẩm ở nhiệt độ phòng

Vi trùng có hại có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng.

Cách khắc phục: Rã đông thực phẩm một cách an toàn bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh, trong nước lạnh, hoặc trong lò vi sóng. Luôn ướp thực phẩm trong tủ lạnh bất kể bạn đang sử dụng loại gia vị ướp nào.

De dam bao an toan ve sinh thuc pham, chu y tranh nhung sai lam nghiem trong nay

Vi trùng có hại có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng - (Ảnh: Internet).

5. Để thức ăn quá lâu trước khi cho vào tủ lạnh

Vi trùng có hại có thể phát triển trong những thực phẩm dễ hỏng như thịt, thịt gà, hải sản, trứng, trái cây cắt lát, cơm chín và thức ăn thừa nếu bạn để chúng ở ngoài tủ lạnh từ 2 giờ trở lên.

Cách khắc phục: Đặt thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ hoặc trong vòng 1 giờ nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng trên 32 độ C.

Chia thịt nướng và các phần thức ăn lớn, chẳng hạn như nồi hầm hoặc thịt tảng vào các hộp nhỏ hơn để chúng được làm lạnh nhanh nhất.

Bạn cũng có thể cho thức ăn nóng hoặc còn ấm vào tủ lạnh, miễn là chúng được đóng gói với số lượng đủ nhỏ để làm lạnh nhanh chóng.

Việc chế biến và bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cả gia đình. Bởi vậy, các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý để tránh mắc những sai lầm trên.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Đầu trang
kế toán ngoài giờ