Côn trùng đốt sưng phù - tuyệt đối không chủ quan
3:00 PM | 06/03/2020
Người bị côn trùng đốt sẽ thấy khó chịu với các phản ứng ngứa ngáy, dữ dội nơi bị cắn, nổi ban hồng sưng phù hoặc bị tróc vẩy.
- Đánh bay những vết chai tay chân không khó như nhiều người nghĩ
- 5 nhóm thực phẩm giúp chữa lành vết thương trên da nhanh chóng
- Biết ngay người “lòng lang dạ sói” chỉ cần xem vết bớt trên cơ thể
- Điểm danh 5 loại nước ép đánh bay vết sẹo mụn
- “Thổi bay” vết thâm sẹo với 9 nguyên liệu dân gian
Nặng hơn da có thể nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch. Thậm chí khi bị côn trùng như ong, kiến đốt có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Mùa hè nóng ẩm, côn trùng phát triển mạnh nên nguy cơ bị côn trùng cắn rất cao.
Côn trùng đốt gây ra tình trạng dị ứng
Các loại côn trùng đốt người là muỗi, ong, kiến, ve, bọ chét… Chúng còn là vật trung gian truyên nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng… Vết đốt ban đầu rất nhỏ, nhưng sau đó sẽ sưng to hơn và gây ra những phản ứng dị ứng. Sau 48 giờ, độc tố đi sâu vào máu hơn, đưa cơ thể đến tình trạng nguy kịch.
Ảnh minh họa |
Biểu hiện của vết đốt
Vết cắn, đốt điển hình của côn trùng thường nổi các sẩn ngứa. Vị trí vết cắn tùy vào từng loại côn trùng: vết cắn của rệp giường thường ở cổ, thân mình của ve thường ở cẳng chân, ở muỗi thường ở tứ chi… Bệnh nhân có thể bị đau nhức, ngứa nhiều ở vết cắn.
Nọc độc của một số loài như rết, nhện, bò cạp có chứa chất độc thần kinh hoặc nọc độc gây sưng phồng, kết hợp tập tiểu cầu, huyết khối. Chúng có thể aay loét da, hoại tử da và phần mềm xung quanh vết cắn. Nọc côn trùng còn có thể gây triệu chứng toàn thân như: sốt, ớn lạnh, nôn, ban đỏ ngoài da, ngứa, vàng da, chuột rút, nhiễm khuẩn…
Xử lý côn trùng đốt
Khi bị côn trùng cắn, chúng ta phải xử lý như sau: Bệnh nhân cần nhận diện chính xác loại côn trùng cắn để báo cho bác sĩ biết giúp ích rất lớn trong điều trị như quyết định sử dụng kháng sinh phòng bệnh dịch.
Loại bỏ côn trùng bằng nhiều cách như đập chết, bắt côn trùng khỏi da. Thông thường những côn trùng hút máu nhỏ thường có hàm răng rất cứng, bám chắc vào da thịt nên khi bứt ra được thân hình của chúng nhưng hàm răng vẫn còn, điều này gây nhiễm khuẩn cho da.
Tiếp đó bạn cần rửa vết cắn của côn trùng bằng nước sạch. Tốt nhất là dùng vòi xịt nước có áp lực cao, loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng. Vết cắn phải được rửa càng sớm càng tốt, không nên để vết thương quá 6 giờ vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tuyệt đối không khâu bết thương côn trùng đốt mà chỉ cần làm sạch, băng kín chúng là được.
Thanh Quế
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay