Chu kỳ 'đèn đỏ' của chị em thay đổi như thế nào trong độ tuổi 20, 30 và 40?
9:10 AM | 03/08/2018
Mặc dù chuột rút, đầy hơi, khó chịu và thay đổi tâm trạng… là một vài điều liên quan đến kinh nguyệt, điều quan trọng nhất là dấu hiệu của khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Ung thư buồng trứng- kẻ sát nhân thầm lặng
- Uống 1 cốc sữa tỏi mỗi ngày không còn đau thần kinh tọa
- Bạn đã hiểu rõ về bệnh zona thần kinh?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến chu kỳ của bạn thay đổi trong ra sao khi bạn ở độ tuổi 20, 30 và 40.
Chu kỳ kinh nguyệt đôi khi không thể dự đoán được - có thể chậm tháng này và sớm ở tháng sau. Và đôi khi chu kỳ kéo dài trong bốn ngày và sau đó đột ngột nó kéo dài trong một tuần. Các yếu tố như căng thẳng, tình trạng sức khỏe hoặc thay đổi lối sống có thể làm thay đổi dòng kinh nguyệt của bạn.
Cũng như bạn già đi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ tiếp tục phát triển và điều chỉnh do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi dòng kinh của bạn.
Theo Boldsky, dưới đây là những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong độ tuổi 20, 30 và 40:
Chu kỳ khi bạn ở độ tuổi 20
Đây là gia đoạn dòng kinh của bạn trơn tru và đều đặn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra:
1. Các biện pháp kiểm soát sinh sản mới có thể làm ít kinh hoặc mất kinh, nhưng đó không phải là điều bạn nên nhấn mạnh. Nó sẽ mất thời gian để cơ thể bạn điều chỉnh và nếu nó tiếp tục trong hơn ba tháng, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa.
2. Ngay cả khi bạn không bị căng thẳng hoặc mang thai, bạn có thể bắt đầu trải qua các chu kỳ thất thường khi chu kỳ của bạn kéo dài hơn một tuần. Đây có thể là một khả năng bạn mắc PCOS (Hội chứng buồng trứng đa nang), sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra u nang nhỏ phát triển trong buồng trứng. Điều này chủ yếu xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 20.
3. Khi bạn ở độ tuổi 20, có rất nhiều điều trong cuộc sống của bạn gây căng thẳng như là khó khăn của bạn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc mất việc làm, tham gia vào một mối quan hệ nghiêm túc hoặc bị chia tay đau khổ. Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn chủ yếu là do kích thích tố căng thẳng làm gián đoạn tín hiệu từ não của bạn đến buồng trứng của bạn và điều này có thể gây ra chu kỳ thất thường trong một vài tháng.
3. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nổi bật khi bạn ở độ tuổi 20 khi bạn bắt đầu bị đau bụng, đau ngực và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.
Đây là những điều sẽ xảy ra khi bạn ở độ tuổi 30
Đây là độ tuổi khi chu kỳ của bạn vẫn thường xuyên và dòng kinh nhiều hơn hoặc chậm hơn. U xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung cũng phổ biến khi bạn ở độ tuổi 30.
Đây là những vấn đề xảy ra.
1. Việc mang thai ở độ tuổi 30 có thể thay đổi hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Có con cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Điều này không đáng lo ngại.
2. Một số tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trong 30 tuổi của bạn là u xơ tử cung, u xơ và u tử cung lành tính. Hầu hết trong số này không có hại, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Những điều sẽ xảy ra khi bạn ở độ tuổi 40
Đây là giai đoạn mãn kinh. Lúc này bạn có thể thấy chu kỳ bất thường. Ở độ tuổi 40 không có nghĩa là bạn có thể mang thai, nhưng đây là những vấn đề có thể xảy ra.
1. Những thay đổi trong thói quen tập thể dục cũng có thể ảnh hưởng đến độ tuổi của bạn vì cơ thể bạn dành thời gian để điều chỉnh thay đổi lối sống mới này. Và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
2. Ung thư tử cung là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ ở độ tuổi 40. Dấu hiệu đầu tiên là chu kỳ bất thường. Vì vậy, nếu bạn đang có một vấn đề với chu kỳ trong độ tuổi này, đã tới lúc tìm sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức.
3. Phụ nữ có thể trải qua những thay đổi tiền mãn kinh thậm chí tối đa 10 năm trước khi mãn kinh. Ngay cả khi thời kỳ rụng trứng của bạn thất thường, bạn vẫn có thể có thai. Nhưng, nếu chu kỳ của bạn đã chấm dứt ít nhất một năm, tức là bạn đang trong thời kỳ mãn kinh. Bởi vì khi bạn tiếp cận giai đoạn mãn kinh, estrogen và progesterone sẽ không hoạt động như khi bạn còn trẻ.
Hoài Nguyễn
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh từ cuộc sống thường ngày. Tìm hiểu ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh
Tìm hiểu ngay